Đề thi học kì 2 Hóa 8 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch gọi là

  • A
    Chất gây nghiện  
  • B
    Dung môi
  • C
    Chất tan  
  • D
    Chất tạo màu
Câu 2 :

Cho chất oxit A được nước hóa hợp tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108 (g/mol), trong A có 2 nguyên tử Nitơ

 

  • A

    NO2 

  • B

    N2O3 

  • C

    N2O                                    

  • D

    N2O5

Câu 3 :

Trong điều kiện bình thường, khí oxi là đơn chất hoạt động hóa học ở mức độ:

  • A
    yếu                                                
  • B
     rất yếu                               
  • C
    bình thường                      
  • D
     mạnh
Câu 4 :

Hợp chất nào sau đây không phải là oxit?

  • A

    CO2 

  • B

    SO2 

  • C

    CuO                        

  • D

    CuS

Câu 5 :

Những chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

  • A
    KMnO4, KClO3, KNO3.
  • B
    CaCO3, KClO3, KNO3.
  • C
    K2MnO4, Na2CO3, CaHPO4.
  • D
    KMnO4, FeCO3, CaSO4.
Câu 6 :

Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng hoá hợp:

 

  • A

    3Fe + 3O2→ Fe3O4                                 

  • B

    S + O→ SO2

     

  • C

    CuO + H2→ Cu + H2

  • D

    4P + 5O2 → 2P2O5

     

Câu 7 :

Sự cháy là:

  • A

     Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng       

  • B

    Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

  • C
     Sự oxi hóa nhưng không phát sáng                                  
  • D
     Sự oxi hóa nhưng không tỏa nhiệt
Câu 8 :

Chọn định nghĩa phản ứng phân hủy đầy đủ nhất:

 

  • A

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra một chất mới

  • B

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai chất mới

  • C

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới

  • D

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học có chất khí thoát ra

Câu 9 :

Chất rắn màu vàng cháy trong bình đựng khí oxi với ngọn lửa sáng xanh, có khí không màu, mùi hắc bay ra là hiện tượng của phản ứng:

 

  • A

    S + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

  • B

    4P + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2P2O5

     

  • C

    C + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2

  • D

    3Fe + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe3O4

Câu 10 :

Công thức của bạc clorua là:

 

  • A

    AgCl2 

  • B

    Ag2Cl 

  • C

    Ag2Cl3                    

  • D

    AgCl

Câu 11 :

Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là

 

  • A

    muối NaCl. 

  • B

    nước. 

  • C

    muối NaCl và nước.           

  • D

    dung dịch nước muối thu được.

Câu 12 :

Axit tương ứng của oxit axit SO2

 

  • A

    H2SO3

  • B

    H2SO4.                       

  • C

    HSO3.              

  • D

    SO3.2H2O.

     

Câu 13 :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì?

 

  • A

    Đỏ 

  • B

    Xanh 

  • C

    Tím                         

  • D

    Không màu

Câu 14 :

Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

  • A

    Gốc sunfat SOhoá trị I  

  • B

    Gốc photphat PO4  hoá trị II

  • C

    Gốc nitrat NO3 hoá trị III  

  • D

    Nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Câu 15 :

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là

          

  • A

    Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch.

     

  • B

    Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.

     

  • C

    Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.

     

  • D

    Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

     

Câu 16 :

Phát biểu nào về ứng dụng của hiđrô là sai:

  • A
    Khí hiđrô dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, cho động cơ ô tô thay thế cho xăng, dùng trong đèn xì hàn cắt kim loại.
  • B
    Là nguồn nguyên liệu trong sản xuất ammoniac
  • C
     Dùng làm bình thở cho các thợ lặn dưới nước
  • D
    Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.
Câu 17 :

Cho các phản ứng hoá học sau: (coi điều kiện có đủ)

(1): ZnO + 2HCl \( \to\) ZnCl2 + H2O.                              (2): 2Cu + O2 \( \to\) 2CuO.

(3): Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2.                                     (4): 2KMnO4 \( \to\) K2MnO4 + MnO2 + O2.

(5): 2Na + 2H2O \( \to\) 2NaOH + H2.                              (6): Na2O + H2O \( \to\) 2NaOH.

Số phản ứng thế là:

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 18 :

Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử

S + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2                 (1)

CaCO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CaO + CO2     (2)

2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O           (3)

NH3 + HCl → NH4Cl             (4)

 

  • A

    (1) & (2) 

  • B

    (2) & (3)

  • C

    (1) & (3)                 

  • D

    (3) & (4)

Câu 19 :

Chọn câu sai:

  • A

    Axit luôn chứa nguyên tử H.

     

  • B

    Tên gọi của H2S là axit sunfuhiđric.

     

  • C

    Axit gồm nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.

     

  • D

    Công thức hóa học của axit dạng HnA.

Câu 20 :

Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%?

 

  • A

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 90 gam H2O

  • B

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 100 gam H2O

  • C

    Hoà tan 30 gam NaCl vào 170 gam H2O

  • D

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 190 gam H2O

Câu 21 :

Al2O3 có bazơ tương ứng là

 

  • A

    Al(OH)2

  • B

    Al2(OH)3

  • C

    AlOH.                    

  • D

    Al(OH)3.

Câu 22 :

Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?

  • A
    2KClO3  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2KCl + 3O2.
  • B
    SO3 + H2O  \(\xrightarrow{{}}\) H2SO4.
  • C
    Fe2O3 + 6HCl  \(\xrightarrow{{}}\) 2FeCl3 + 3H2O.            
  • D
    Fe3O4 + 4H2  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 3Fe + 4H2O.
Câu 23 :

Tính số gam kali clorat cầm thiết để điều chế được 48 gam khí oxi?

 

  • A

    183,75 gam

  • B

    122,5 gam

  • C

    147 gam                 

  • D

    196 gam.

     

Câu 24 :

Bếp lửa bùng cháy lên khi ta thổi hơi vào là do:

  • A
    Cung cấp thêm khí CO2       
  • B
    Cung cấp thêm khí O2
  • C
    Cung cấp thêm khí N2          
  • D
    Cung cấp thêm khí H2
Câu 25 :

Nhiệt phân cùng một lượng số mol mỗi chất sau: KMnO4; KClO3; KNO3; H2O2. Chất nào thu được lượng khí oxi lớn nhất?

 

  • A

    KMnO4 

  • B

    KClO3 

  • C

    KNO3                     

  • D

    H2O2 

Câu 26 :

Dùng hết 5 kg than (chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy) để đun nấu. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hỏi thể tích không khí (ở đktc) đã dùng là bao nhiêu lít?

 

  • A

    40000 lít

  • B

    42000 lít                  

  • C

    42500 lít                   

  • D

    45000 lít           

Câu 27 :

Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 gam. Khi mới hòa tan 15 gam NaCl vào 50 gam nước thì phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl để được dung dịch bão hòa?

  • A

    3 gam 

  • B

    18 gam             

  • C

    5 gam                      

  • D

    9 gam

Câu 28 :

Có 60 gam dung dịch NaCl 20%. Tính nồng độ % dung dịch thu được khi cô đặc dung dịch để chỉ còn 50 gam?

 

  • A

    22%. 

  • B

    25%. 

  • C

    30%.                      

  • D

    24%

Câu 29 :

Cho 34,5 gam Na tác dụng với 167 gam nước (dư). Tính C% của dung dịch thu được sau phản ứng

 

  • A

    30%. 

  • B

    20%. 

  • C

    40%.                       

  • D

    25%.

Câu 30 :

Cho 15,15 gam hỗn hợp A gồm (Zn, Al) vào 200 gam dung dịch HCl 21,9%, sau khi các phản ứng kết thúc thấy thoát ra 10,08 lít khí H2 ở đktc. Nồng độ phần trăm của muối ZnCl2 trong dung dịch thu được sau phản ứng là

  • A

    9,48%. 

  • B

    9,52%. 

  • C

    8,18%.                    

  • D

    9,25%

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch gọi là

  • A
    Chất gây nghiện  
  • B
    Dung môi
  • C
    Chất tan  
  • D
    Chất tạo màu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Câu 2 :

Cho chất oxit A được nước hóa hợp tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108 (g/mol), trong A có 2 nguyên tử Nitơ

 

  • A

    NO2 

  • B

    N2O3 

  • C

    N2O                                    

  • D

    N2O5

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Trong A có 2 nguyên tử nitơ => gọi công thức của A có dạng N2On

+) MA = 2.MN + n.MO

 

Lời giải chi tiết :

Trong A có 2 nguyên tử nitơ => gọi công thức của A có dạng N2On

Theo đầu bài: MA = 108 g/mol => 14.2 + 16.n = 108 => n = 5

Vậy công thức hóa học của A là: N2O5

Câu 3 :

Trong điều kiện bình thường, khí oxi là đơn chất hoạt động hóa học ở mức độ:

  • A
    yếu                                                
  • B
     rất yếu                               
  • C
    bình thường                      
  • D
     mạnh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong điều kiện bình thường, khí oxi là đơn chất hoạt động hóa học ở mức độ: mạnh

Câu 4 :

Hợp chất nào sau đây không phải là oxit?

  • A

    CO2 

  • B

    SO2 

  • C

    CuO                        

  • D

    CuS

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hợp chất không phải là oxit là: CuS vì không có nguyên tử O

Câu 5 :

Những chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

  • A
    KMnO4, KClO3, KNO3.
  • B
    CaCO3, KClO3, KNO3.
  • C
    K2MnO4, Na2CO3, CaHPO4.
  • D
    KMnO4, FeCO3, CaSO4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Lời giải chi tiết :

Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là KMnO4, KClO3, KNO3.

PTHH: 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KCl + 3O2

2KNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KNO2 + O2

Câu 6 :

Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng hoá hợp:

 

  • A

    3Fe + 3O2→ Fe3O4                                 

  • B

    S + O→ SO2

     

  • C

    CuO + H2→ Cu + H2

  • D

    4P + 5O2 → 2P2O5

     

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng không phải phản ứng hóa hợp là: CuO + H2 → Cu + H2O

Vì phản ứng hóa hợp chỉ tạo 1 chất sản phẩm

 

Câu 7 :

Sự cháy là:

  • A

     Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng       

  • B

    Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

  • C
     Sự oxi hóa nhưng không phát sáng                                  
  • D
     Sự oxi hóa nhưng không tỏa nhiệt

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sự cháy là: Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

Câu 8 :

Chọn định nghĩa phản ứng phân hủy đầy đủ nhất:

 

  • A

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra một chất mới

  • B

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai chất mới

  • C

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới

  • D

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học có chất khí thoát ra

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất phản ứng sinh ra hai hay nhiều chất mới

 

Câu 9 :

Chất rắn màu vàng cháy trong bình đựng khí oxi với ngọn lửa sáng xanh, có khí không màu, mùi hắc bay ra là hiện tượng của phản ứng:

 

  • A

    S + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

  • B

    4P + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2P2O5

     

  • C

    C + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2

  • D

    3Fe + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe3O4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất rắn màu vàng là S, S cháy trong bình đựng khí oxi với ngọn lửa sáng xanh, có khí không màu, mùi hắc bay ra là hiện tượng của phản ứng: S + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

 

Câu 10 :

Công thức của bạc clorua là:

 

  • A

    AgCl2 

  • B

    Ag2Cl 

  • C

    Ag2Cl3                    

  • D

    AgCl

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

=> Công thức hóa học của bạc clorua là AgCl

 

Câu 11 :

Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là

 

  • A

    muối NaCl. 

  • B

    nước. 

  • C

    muối NaCl và nước.           

  • D

    dung dịch nước muối thu được.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là muối NaCl.

 

Câu 12 :

Axit tương ứng của oxit axit SO2

 

  • A

    H2SO3

  • B

    H2SO4.                       

  • C

    HSO3.              

  • D

    SO3.2H2O.

     

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Axit tương ứng của oxit axit SO2 là H2SO3.

 

Câu 13 :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì?

 

  • A

    Đỏ 

  • B

    Xanh 

  • C

    Tím                         

  • D

    Không màu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu đỏ

Câu 14 :

Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

  • A

    Gốc sunfat SOhoá trị I  

  • B

    Gốc photphat PO4  hoá trị II

  • C

    Gốc nitrat NO3 hoá trị III  

  • D

    Nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A sai vì gốc sunfat SO4 hoá trị II

B sai vì gốc photphat PO4  hoá trị III

C sai vì gốc nitrat NO3 hoá trị I

D đúng, nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Câu 15 :

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là

          

  • A

    Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch.

     

  • B

    Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.

     

  • C

    Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.

     

  • D

    Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

     

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là: Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

Câu 16 :

Phát biểu nào về ứng dụng của hiđrô là sai:

  • A
    Khí hiđrô dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, cho động cơ ô tô thay thế cho xăng, dùng trong đèn xì hàn cắt kim loại.
  • B
    Là nguồn nguyên liệu trong sản xuất ammoniac
  • C
     Dùng làm bình thở cho các thợ lặn dưới nước
  • D
    Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Người ta dùng khí oxi để cho vào các bình thở của thợ lặn dưới nước

Câu 17 :

Cho các phản ứng hoá học sau: (coi điều kiện có đủ)

(1): ZnO + 2HCl \( \to\) ZnCl2 + H2O.                              (2): 2Cu + O2 \( \to\) 2CuO.

(3): Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2.                                     (4): 2KMnO4 \( \to\) K2MnO4 + MnO2 + O2.

(5): 2Na + 2H2O \( \to\) 2NaOH + H2.                              (6): Na2O + H2O \( \to\) 2NaOH.

Số phản ứng thế là:

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.

Lời giải chi tiết :

(3) và (5) là phản ứng thế

Câu 18 :

Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử

S + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2                 (1)

CaCO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CaO + CO2     (2)

2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O           (3)

NH3 + HCl → NH4Cl             (4)

 

  • A

    (1) & (2) 

  • B

    (2) & (3)

  • C

    (1) & (3)                 

  • D

    (3) & (4)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

 

Lời giải chi tiết :

Những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử là:

S + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2                 (1)

2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O           (3)

 

Câu 19 :

Chọn câu sai:

  • A

    Axit luôn chứa nguyên tử H.

     

  • B

    Tên gọi của H2S là axit sunfuhiđric.

     

  • C

    Axit gồm nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.

     

  • D

    Công thức hóa học của axit dạng HnA.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu sai là: Axit gồm nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.

Vì axit có thể gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro

Câu 20 :

Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%?

 

  • A

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 90 gam H2O

  • B

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 100 gam H2O

  • C

    Hoà tan 30 gam NaCl vào 170 gam H2O

  • D

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 190 gam H2O

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính mdd  = mNaCl + mnước

+) Áp dụng công thức: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%$

Lời giải chi tiết :

Xét đáp án A: mdd  = mNaCl + mnước = 15 + 90 = 105 gam

$=>C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{15}{105}.100\%=14,28\%$

Xét đáp án B: mdd  = mNaCl + mnước = 15 + 100 = 115 gam

$=>C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{15}{115}.100\%=13,04\%$

Xét đáp án C: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{30}{30+170}.100\%=15\%$

Xét đáp án D: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{15}{15+190}.100\%=7,32\%$

Câu 21 :

Al2O3 có bazơ tương ứng là

 

  • A

    Al(OH)2

  • B

    Al2(OH)3

  • C

    AlOH.                    

  • D

    Al(OH)3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Oxit bazơ và bazơ tương ứng có cùng hóa trị của nguyên tố kim loại

 

Lời giải chi tiết :

Al2O3 có bazơ tương ứng là Al(OH)3

 

Câu 22 :

Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?

  • A
    2KClO3  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2KCl + 3O2.
  • B
    SO3 + H2O  \(\xrightarrow{{}}\) H2SO4.
  • C
    Fe2O3 + 6HCl  \(\xrightarrow{{}}\) 2FeCl3 + 3H2O.            
  • D
    Fe3O4 + 4H2  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 3Fe + 4H2O.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của nguyên tố này thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của nguyên tố này thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất

Đáp án A: phản ứng phân hủy

Đáp án B: phản ứng hóa hợp

Đáp án C: phản ứng trao đổi

Đáp án D: phản ứng thế

Câu 23 :

Tính số gam kali clorat cầm thiết để điều chế được 48 gam khí oxi?

 

  • A

    183,75 gam

  • B

    122,5 gam

  • C

    147 gam                 

  • D

    196 gam.

     

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol khí oxi thu được

+) Viết PTHH => tính KClO3 cần dùng theo số mol oxi

 

 

Lời giải chi tiết :

Số mol khí oxi thu được là: ${{n}_{{{O}_{2}}}}=\frac{48}{32}=1,5\,mol$

PTHH:                 2KClO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KCl + 3O2

Tỉ lệ theo PT:        2mol                     3mol

Phản ứng:              1mol             ←   1,5mol

=> Khối lượng KClO3 cần dùng là: ${{m}_{KCl{{O}_{3}}}}=n.M=1.(39+35,5+16.3)=122,5\,gam$

 

Câu 24 :

Bếp lửa bùng cháy lên khi ta thổi hơi vào là do:

  • A
    Cung cấp thêm khí CO2       
  • B
    Cung cấp thêm khí O2
  • C
    Cung cấp thêm khí N2          
  • D
    Cung cấp thêm khí H2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Do khi thổi hơi ta làm hỗn đoạn không khí, làm tăng thêm lượng khí O2 vào bếp, do vậy bếp bùng cháy

Câu 25 :

Nhiệt phân cùng một lượng số mol mỗi chất sau: KMnO4; KClO3; KNO3; H2O2. Chất nào thu được lượng khí oxi lớn nhất?

 

  • A

    KMnO4 

  • B

    KClO3 

  • C

    KNO3                     

  • D

    H2O2 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Giả sử lấy 1 mol mỗi chất

+) Viết PTHH của mỗi phản ứng nhiệt phân và tính số mol O2 theo PT

 

Lời giải chi tiết :

Giả sử lấy 1 mol mỗi chất

Phương trình hóa học nhiệt phân:

               2KMnO4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ K2MnO4 + MnO2 + O2

Tỉ lệ PT:  2mol                                             1mol

P/ứng:     1mol                     →                    0,5mol

                2KClO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KCl + 3O2

Tỉ lệ PT:   2mol                       3mol

P/ứng:       1mol         →        1,5mol

                2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2

Tỉ lệ PT:  2mol                          1mol

P/ứng:      1mol            →         0,5mol

                 2H2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O + O2

Tỉ lệ PT:   2mol                       1mol

P/ứng:      1mol           →        0,5mol

=> chất thu được lượng khí oxi lớn nhất là KClO3

Câu 26 :

Dùng hết 5 kg than (chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy) để đun nấu. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hỏi thể tích không khí (ở đktc) đã dùng là bao nhiêu lít?

 

  • A

    40000 lít

  • B

    42000 lít                  

  • C

    42500 lít                   

  • D

    45000 lít           

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Từ 5kg than chứa 90% cacbon => khối lượng C nguyên chất => Số mol C

+) Viết PTHH tính số mol O2 

+) Vì oxi chiếm 1/5 thể tích không khí => \({{V}_{kk}}=5.{{V}_{{{O}_{2}}}}\)

 

Lời giải chi tiết :

Trong 5kg than chứa 90% cacbon => mC nguyên chất = 5.90% = 4,5 kg = 4500 gam

=> Số mol C là: \({{n}_{C}}=\frac{4500}{12}=375\,mol\)

PTHH:       C      +      O2  $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2

Tỉ lệ PT:  1mol         1mol

P/ứng:     375mol → 375 mol

=> Thể tích khí oxi cần dùng là: \({{V}_{{{O}_{2}}}}=22,4.n=22,4.375=8400\) lít

Vì oxi chiếm 1/5 thể tích không khí => \({{V}_{kk}}=5.{{V}_{{{O}_{2}}}}=5.8400=42000\) lít

 

Câu 27 :

Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 gam. Khi mới hòa tan 15 gam NaCl vào 50 gam nước thì phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl để được dung dịch bão hòa?

  • A

    3 gam 

  • B

    18 gam             

  • C

    5 gam                      

  • D

    9 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Khối lượng NaCl hòa tan vào 50 gam nước để tạo dd bão hòa: mct = m + 15

+) Áp dụng công thức tính độ tan: $S=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dm}}}.100$ => mct  => m

 

Lời giải chi tiết :

Gọi khối lượng NaCl cần hòa tan thêm là m

=> Khối lượng NaCl hòa tan vào 50 gam nước để tạo dd bão hòa là: mct = m + 15

Ta có: mdm = 50 gam

Áp dụng công thức tính độ tan: $S=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dm}}}.100=>\frac{m+15}{50}.100=36\,$

=> m = 3 gam

 

Câu 28 :

Có 60 gam dung dịch NaCl 20%. Tính nồng độ % dung dịch thu được khi cô đặc dung dịch để chỉ còn 50 gam?

 

  • A

    22%. 

  • B

    25%. 

  • C

    30%.                      

  • D

    24%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính khối lượng NaCl có trong dung dịch

+) Cô cạn dung dịch không làm thay đổi khối lượng chất tan

+) Tính C% theo CT: $C{{\%}_{dd\,sau}}=\frac{{{m}_{NaCl}}}{{{m}_{dd}}}.100\%$

 

Lời giải chi tiết :

Khối lượng NaCl có trong dung dịch là: ${{m}_{NaCl}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}=\frac{60.20\%}{100\%}=12\,gam$

Khối lượng dung dịch sau khi cô đặc là 50 gam, khối lượng chất tan là 12 gam

=> nồng độ dung dịch sau cô đặc là:

$C{{\%}_{dd\,sau}}=\frac{{{m}_{NaCl}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{12}{50}.100\%=24\%$

 

Câu 29 :

Cho 34,5 gam Na tác dụng với 167 gam nước (dư). Tính C% của dung dịch thu được sau phản ứng

 

  • A

    30%. 

  • B

    20%. 

  • C

    40%.                       

  • D

    25%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Viết PTHH, tính khối lượng chất tan và khí sinh ra

+) Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng: mdd NaOH = mNa + mnước - ${{m}_{{{H}_{2}}}}$

+) Tính C%

 

Lời giải chi tiết :

Số mol Na tham gia phản ứng là: ${{n}_{Na}}=\frac{34,5}{23}=1,5\,mol$

PTHH:     2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Tỉ lệ PT:  2mol                   2mol        1mol       

P/ứng:    1,5mol      →       1,5mol → 0,75 mol

Khối lượng chất tan thu được sau phản ứng là: mNaOH = 1,5.40 = 60 gam

Khối lượng chất khí thu được sau phản ứng là: ${{m}_{{{H}_{2}}}}=0,75.2=1,5\,gam$

=> Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:

mdd NaOH = mNa + mnước - ${{m}_{{{H}_{2}}}}$= 34,5 + 167 – 1,5 = 200 gam

=> nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng là:

$C\%=\frac{{{m}_{NaOH}}}{{{m}_{dd\,NaOH}}}.100\%=\frac{60}{200}.100\%=30\%$

 

Câu 30 :

Cho 15,15 gam hỗn hợp A gồm (Zn, Al) vào 200 gam dung dịch HCl 21,9%, sau khi các phản ứng kết thúc thấy thoát ra 10,08 lít khí H2 ở đktc. Nồng độ phần trăm của muối ZnCl2 trong dung dịch thu được sau phản ứng là

  • A

    9,48%. 

  • B

    9,52%. 

  • C

    8,18%.                    

  • D

    9,25%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol HCl và số mol H2

+) Viết 2 PTHH, ta nhận thấy : nHCl phản ứng  = 2.${{n}_{{{H}_{2}}}}$

+) So sánh: nHCl phản ứng với nHCl ban đầu , kết luận chất dư, chất hết

+) Gọi số mol Zn và Al lần lượt là x và y mol

=> mhỗn hợp A = mZn + mAl => PT (I)

+) ${{n}_{{{H}_{2}}\sinh \,ra}}={{n}_{{{H}_{2}}(1)}}+{{n}_{{{H}_{2}}(2)}}\Rightarrow PT\,(II)$

+) Tính số mol ZnCl2 theo số mol Zn

+) mdd sau pứ = mKL + mdd HCl bđầu – mH2

Lời giải chi tiết :

${{m}_{HCl}}=\frac{200.21,9%}{100%}=43,8\,(gam)=>{{n}_{HCl}}=\frac{43,8}{36,5}=1,2\,mol$

${{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{10,08}{22,4}=0,45\,mol$

PTHH:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑   (1)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑     (2)

Từ 2 PTHH, ta nhận thấy số mol HCl phản ứng gấp đôi số mol H2 sinh ra

=> nHCl phản ứng  = 2.${{n}_{{{H}_{2}}}}$= 2.0,45 = 0,9 mol

Nhận thấy: nHCl phản ứng < nHCl ban đầu => HCl còn dư, kim loại phản ứng hết

=> tính số mol ZnCl2 theo số mol Zn

Gọi số mol Zn và Al lần lượt là x và y mol

=> mhỗn hợp A = mZn + mAl => 65x + 27y = 15,15  (I)

Từ PTHH (1): ${{n}_{{{H}_{2}}(1)}}={{n}_{Zn}}=x\,(mol)$

Từ PTHH (2): ${{n}_{{{H}_{2}}(2)}}=\frac{3}{2}.{{n}_{Al}}=1,5y\,(mol)$

$\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}\sinh \,ra}}={{n}_{{{H}_{2}}(1)}}+{{n}_{{{H}_{2}}(2)}}\Rightarrow x+1,5y=0,45\,\,(II)$

Từ (I) và (II) ta có hệ PT: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{65{\rm{x + 27y = 15}},{\rm{15}}}\\{x + 1,5y = 0,45}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0,15}\\{y = 0,2}\end{array}} \right.$

Theo PTHH (1): ${{n}_{ZnC{{l}_{2}}}}={{n}_{Zn}}=0,15\,mol=>{{m}_{ZnC{{l}_{2}}}}=0,15.136=20,4\,(gam)$

Vì sau phản ứng sinh ra khí H2 => mdd sau pứ = mKL + mdd HCl bđầu – mH2 = 15,15 + 200 – 0,45.2 = 214,25 gam

=> Nồng độ dd ZnCl2 là: $C\%=\frac{20,4}{214,25}.100\%=9,52\%$

close