Đề thi học kì 1 Hóa 9 - Đề số 5

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Trường hợp nào tạo ra chất kết tủa khi trộn hai dung dịch sau ?

  • A

    NaCl và AgNO3

  • B

    NaCl và Ba(NO3)2     

  • C

    KNO3 và BaCl2

  • D

    CaCl2 và NaNO3

Câu 2 :

Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là

  • A

    sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.

  • B

    bạc được giải phóng nhưng sắt không biến đổi.

  • C

    không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hòa tan.

  • D

    không xảy ra hiện tượng gì.

Câu 3 :

 Cho sơ đồ phản ứng sau:  A + NaOH → NaAlO2 + H2O. A là chất nào trong số các chất sau:

  • A
    Al                    
  • B
     Al2O3                                                       
  • C
    Al(OH)3  
  • D
    Cả B và C đều đúng
Câu 4 :

Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là

  • A
    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. 
  • B
    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
  • C
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
  • D
    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.
Câu 5 :

Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

  • A

    HCl,  NaOH                                                       

  • B

    H2SO4, HNO3

  • C

    NaOH, Ca(OH)2                                  

  • D

    BaCl2,  NaNO3

Câu 6 :

Cho dãy các chất sau: NaOH, CuCl2, H2SO4, Ba(OH)2, H2O. Số chất tác dụng với Al tạo khí là

  • A
    2
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    5
Câu 7 :

Dãy các chất nào tác dụng được với nước?

  • A
    SO2, CO2, Na2O, CaO                                                       
  • B
    NO,CO, Na2O, CaO
  • C
    SO2, CO2, FeO, CaO                                                         
  • D
    NO, CO, Na­2O, FeO
Câu 8 :

“Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do :

  • A

    Tác dụng hoá học của các chất trong môi trường xung quanh.

  • B

    Kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.

  • C

    Kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.

  • D

    Tác động cơ học.

Câu 9 :

Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ là:

  • A

    Na

  • B

    Fe

  • C

    Al

  • D

    K

Câu 10 :

Thêm vài giọt kali hiđroxit vào dung dịch đồng (II) clorua. Sản phẩm thu được là:

  • A
    Cu(OH)2 và KCl.                    
  • B
    Cu(OH)2 và NaCl.
  • C
    CuOH và KCl
  • D
    CuOH và NaCl.
Câu 11 :

Oxit bazơ K2O có thể tác dụng được với oxit axit là:

  • A
    CO                       
  • B
    NO                                                                              
  • C
    SO2     
  • D
     CaO
Câu 12 :

Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là

  • A

    Cu, Fe, ZnO, MgO.  

  • B

    Cu, Fe, Zn, Mg.   

  • C

    Cu, Fe, Zn, MgO.  

  • D

    Cu, FeO, ZnO, MgO.

Câu 13 :

Cacbon gồm những dạng thù hình nào?

  • A

    Kim cương, than chì, than gỗ.                  

  • B

    Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

  • C

    Kim cương, than gỗ, than cốc.                  

  • D

    Kim cương, than xương, than cốc.

Câu 14 :

Cho 38,4 gam một oxit axit của phi kim X có hóa trị IV tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 400 gam dung dịch muối có nồng độ 18,9%. Công thức của oxit là

  • A

    CO2.

  • B

    SO3.    

  • C

    NO2.

  • D

    SO2.

Câu 15 :

Khối lượng ZnO phản ứng vừa hết với 200 ml dung dịch KOH 1M là

  • A
    16,2 gam. 
  • B
    12,6 gam. 
  • C
    8,1 gam. 
  • D
    17,5 gam.
Câu 16 :

Có 3 lọ mất nhãn đựng các hóa chất sau : HCl , H2SO, NaOH. Hãy chọn thuốc thử nào sau đây để nhận biết dung dịch trong mỗi lọ ?

  • A
    Dùng quì tím ;
  • B
    Dùng dung dịch BaCl2 ;
  • C
    Dùng quì tím và dung dịch BaCl2 ;
  • D
    Dùng quì tím và dung dịch phenol phtalein .
Câu 17 :

Nhỏ dd natri hidroxit vào ống nghiệm chứa dd đồng(II) clorua. Xuất hiện:

  • A
    Kết tủa nâu đỏ; 
  • B
    Kết tủa trắng.
  • C
    Kết tủa xanh. 
  • D
    Kết tủa nâu vàng.
Câu 18 :

Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2  ta dùng thuốc thử là:

  • A
    Phenolphtalein   
  • B
    Quỳ tím
  • C
    dd H2SO4  
  • D
    dd HCl
Câu 19 :

Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:

  • A

    Quỳ tím và dung dịch HCl                               

  • B

    Phenolphtalein và dung dịch BaCl2

  • C

    Quỳ tím và dung dịch K2CO3

  • D

    Quỳ tím và dung dịch NaCl

Câu 20 :

Khi phân hủy bằng nhiệt 14,2 gam CaCO3 và MgCO3 ta thu được 3,36 lít CO2 ở đktc. Thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là:

  • A

    29,58% và 70,42%

  • B

    70,42% và 29,58%

  • C

    65% và 35%

  • D

    35% và 65%

Câu 21 :

Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học NH4NO3 và NH4Cl, ta dùng dung dịch:

  • A

    NaOH

  • B

    Ba(OH)2         

  • C

    AgNO3

  • D

    BaCl2    

Câu 22 :

Hòa tan 2,7 gam kim loại A bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại A là:

  • A

    Fe

  • B

    Sn

  • C

    Zn

  • D

    Al

Câu 23 :

Cho các cặp chất sau:

(a) Fe + HCl;                          (b) Zn + CuSO4 ;                    (c) Ag + HCl

(d) Cu + FeSO4;                     (e) Cu + AgNO3 ;                   (f) Pb + ZnSO4

Những cặp chất xảy ra phản ứng là:

  • A
    a, c, d. 
  • B
    c, d,e, f. 
  • C
    a,b, e
  • D
    a, b, c, d, e, f.
Câu 24 :

Cho 5,4 gam bột nhôm vào 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 3,6 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH là

  • A

    0,45M.

  • B

    1,00M.

  • C

    0,75M.

  • D

    0,50M.

Câu 25 :

Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm

  • A

    Al, Fe, Fe3O4  và Al2O3.                    

  • B

    Al2O3, Fe và Fe3O4.

  • C

    Al2O3 và Fe.                                     

  • D

    Al, Fe và Al2O3.

Câu 26 :

Dẫn khí CO dư qua lượng oxit sắt thu được 58,8 gam sắt và hỗn hợp khí CO, CO2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí CO, CO2 qua bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 78,4 gam. Công thức của oxit sắt là

  • A
    Fe3O2.
  • B
    FeO.
  • C
    Fe2O3.
  • D
    Fe3O4.
Câu 27 :

Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hiđro, clo và khí cacbonic. Bằng cách nào trong các cách sau đây để phân biệt mỗi khí trên (tiến hành theo trình tự sau):

  • A

    Dùng nước vôi trong dư.

  • B

    Dùng nước vôi trong dư, sau đó dùng quỳ tím ẩm.

  • C

    Dùng tàn đom đóm, sau đó dùng quỳ tím ẩm.

  • D

    Dùng quỳ tím ẩm, sau đó dùng nước vôi trong.

Câu 28 :

Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt khí CO2 và khí CO?

 

  • A

    dung dịch NaCl

  • B

    dung dịch CuSO4.

     

  • C

    dung dịch HCl.

     

  • D

    dung dịch Ca(OH)2 dư.

Câu 29 :

Cho V lít khí CO (ở đktc) phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

  • A

    0,224

  • B

    0,560

  • C

    0,112

  • D

    0,448

Câu 30 :

Để sản xuất 100 kg thủy tinh Na2O.CaO.6SiO2 cần dùng bao nhiêu kg natri cacbonat với hiệu suất của quá trình sản xuất là 100%?

  • A

    22,17 kg.        

  • B

    27,12 kg.        

  • C

    25,15 kg.        

  • D

    20,92 kg.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trường hợp nào tạo ra chất kết tủa khi trộn hai dung dịch sau ?

  • A

    NaCl và AgNO3

  • B

    NaCl và Ba(NO3)2     

  • C

    KNO3 và BaCl2

  • D

    CaCl2 và NaNO3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của muối tác dụng với muối

Lời giải chi tiết :

Trường hợp tạo ra chất kết tủa là : NaCl phản ứng với AgNO3

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Câu 2 :

Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là

  • A

    sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.

  • B

    bạc được giải phóng nhưng sắt không biến đổi.

  • C

    không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hòa tan.

  • D

    không xảy ra hiện tượng gì.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat xảy ra phản ứng:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

=> Hiện tượng xảy ra là: sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.

Câu 3 :

 Cho sơ đồ phản ứng sau:  A + NaOH → NaAlO2 + H2O. A là chất nào trong số các chất sau:

  • A
    Al                    
  • B
     Al2O3                                                       
  • C
    Al(OH)3  
  • D
    Cả B và C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Al2O3+ 2NaOH →2 NaAlO2 + H2O

Hoặc Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Câu 4 :

Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là

  • A
    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. 
  • B
    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
  • C
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
  • D
    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại:

- Sắp xếp lại các kim loại theo thức tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học.

Lời giải chi tiết :

- Thứ tự mức hoạt động hóa học của các kim loại trong dãy hoạt động hóa học là:

- Vậy thứ tự sắp xếp đúng là: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

Câu 5 :

Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

  • A

    HCl,  NaOH                                                       

  • B

    H2SO4, HNO3

  • C

    NaOH, Ca(OH)2                                  

  • D

    BaCl2,  NaNO3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhóm các dung dịch có pH > 7 là các dung dịch bazơ:  NaOH, Ca(OH)2

Câu 6 :

Cho dãy các chất sau: NaOH, CuCl2, H2SO4, Ba(OH)2, H2O. Số chất tác dụng với Al tạo khí là

  • A
    2
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học Al tác dụng với axit và dung dịch bazơ tan tạo khí.

Lời giải chi tiết :

NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2H2↑.

3CuCl2 + 2Al → 3Cu + 2AlCl3.

3H2SO4 + Al → Al2(SO4)3 + 3H2↑.

Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑.

H2O không tác dụng với Al vì Al có lớp oxit bền bảo vệ.

Câu 7 :

Dãy các chất nào tác dụng được với nước?

  • A
    SO2, CO2, Na2O, CaO                                                       
  • B
    NO,CO, Na2O, CaO
  • C
    SO2, CO2, FeO, CaO                                                         
  • D
    NO, CO, Na­2O, FeO

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A đúng

B sai do NO,CO là không tác dụng với nước

C sai do FeO không tác dụng với nước

D sai do NO, CO, FeO không tác dụng với nước

Câu 8 :

“Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do :

  • A

    Tác dụng hoá học của các chất trong môi trường xung quanh.

  • B

    Kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.

  • C

    Kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.

  • D

    Tác động cơ học.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học của các chất trong môi trường xung quanh.

Câu 9 :

Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ là:

  • A

    Na

  • B

    Fe

  • C

    Al

  • D

    K

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Kim loại có tỉ khối nhỏ hơn 5 là kim loại nhẹ, như Na, K, Mg, Al,…

- Kim loại có tỉ khối lớn hơn 5 là kim loại nặng, như Fe, Zn, Cu, Ag, Au,…

- Những kim loại bền, nhẹ sẽ được ứng dụng trong kĩ thuật và đời sống.

Lời giải chi tiết :

Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ là: Al

Câu 10 :

Thêm vài giọt kali hiđroxit vào dung dịch đồng (II) clorua. Sản phẩm thu được là:

  • A
    Cu(OH)2 và KCl.                    
  • B
    Cu(OH)2 và NaCl.
  • C
    CuOH và KCl
  • D
    CuOH và NaCl.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dung dịch bazơ + dung dịch muối → muối mới + bazơ mới (điều kiện có chất kết tủa hoặc bay hơi)

Lời giải chi tiết :

2KOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2KCl

Câu 11 :

Oxit bazơ K2O có thể tác dụng được với oxit axit là:

  • A
    CO                       
  • B
    NO                                                                              
  • C
    SO2     
  • D
     CaO

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Oxit bazo có thể tác dụng với oxit axit tạo muối

→ K2O + SO2 → K2SO3

Câu 12 :

Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là

  • A

    Cu, Fe, ZnO, MgO.  

  • B

    Cu, Fe, Zn, Mg.   

  • C

    Cu, Fe, Zn, MgO.  

  • D

    Cu, FeO, ZnO, MgO.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các chất khử C, CO, H2 không khử được các oxit MgO, Al­2O3 và các oxit khác của kim loại kiềm và kiềm thổ.

Lời giải chi tiết :

Các chất khử C, CO, H2 không khử được các oxit MgO, Al­2O3 và các oxit khác của kim loại kiềm và kiềm thổ

=> chỉ khử được CuO, Fe2O3, ZnO tạo thành Cu, Fe, Zn

=> hỗn hợp chất rắn thu được là Cu, Fe, Zn, MgO.  

Câu 13 :

Cacbon gồm những dạng thù hình nào?

  • A

    Kim cương, than chì, than gỗ.                  

  • B

    Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

  • C

    Kim cương, than gỗ, than cốc.                  

  • D

    Kim cương, than xương, than cốc.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cacbon gồm những dạng thù hình : Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

Câu 14 :

Cho 38,4 gam một oxit axit của phi kim X có hóa trị IV tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 400 gam dung dịch muối có nồng độ 18,9%. Công thức của oxit là

  • A

    CO2.

  • B

    SO3.    

  • C

    NO2.

  • D

    SO2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính mmuối 

+) Theo phương trình hóa học: ${n_{X{O_2}}} = {n_{N{a_2}X{O_3}}} = > \frac{{38,4}}{{X + 32}} = \frac{{75,6}}{{46 + X + 48}}$ 

=> công thức của X

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức của oxit là XO2

mmuối = $\frac{{18,9.400}}{{100}} = 75,6\,\,gam$ 

XO2 + 2NaOH → Na2XO3 + H2O

Theo phương trình hóa học: ${n_{X{O_2}}} = {n_{N{a_2}X{O_3}}} = > \frac{{38,4}}{{X + 32}} = \frac{{75,6}}{{46 + X + 48}}$ 

=> X = 32 => công thức oxit là SO2

Câu 15 :

Khối lượng ZnO phản ứng vừa hết với 200 ml dung dịch KOH 1M là

  • A
    16,2 gam. 
  • B
    12,6 gam. 
  • C
    8,1 gam. 
  • D
    17,5 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol KOH = VKOH. CM

Bước 2: Tính mol ZnO theo mol KOH dựa vào PTHH: ZnO + 2KOH → K2ZnO2 + H2O

Lời giải chi tiết :

200 ml = 0,2 (lít) ⟹ nKOH = V.CM = 0,2.1 = 0,2 (mol)

PTHH: ZnO + 2KOH → K2ZnO2 + H2O

(mol)   0,1 ←   0,2

Theo PTHH: nZnO = 1/2 nKOH = 1/2. 0,2 = 0,1 (mol)

⟹ mZnO =nZnO. MZnO = 0,1.81 = 8,1 (g)

Câu 16 :

Có 3 lọ mất nhãn đựng các hóa chất sau : HCl , H2SO, NaOH. Hãy chọn thuốc thử nào sau đây để nhận biết dung dịch trong mỗi lọ ?

  • A
    Dùng quì tím ;
  • B
    Dùng dung dịch BaCl2 ;
  • C
    Dùng quì tím và dung dịch BaCl2 ;
  • D
    Dùng quì tím và dung dịch phenol phtalein .

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cho quỳ tím lần lượt vào các dung dịch trên:

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ (II): HCl, H2SO

- Cho dung dịch BaCl2 vào 2 lọ ở dãy (II)

+ Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4, còn lại không có hiện tượng là HCl.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓+ HCl

Câu 17 :

Nhỏ dd natri hidroxit vào ống nghiệm chứa dd đồng(II) clorua. Xuất hiện:

  • A
    Kết tủa nâu đỏ; 
  • B
    Kết tủa trắng.
  • C
    Kết tủa xanh. 
  • D
    Kết tủa nâu vàng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng: xuất hiện kết tủa xanh của Cu(OH)2

PTHH: 2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2

Câu 18 :

Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2  ta dùng thuốc thử là:

  • A
    Phenolphtalein   
  • B
    Quỳ tím
  • C
    dd H2SO4  
  • D
    dd HCl

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

KOH và Ba(OH)2 đều làm đổi màu phenolphtalein và quì tím

KOH và Ba(OH)2 tác dụng với HCl không có hiện tượng

KOH tác dụng với H2SO4 không có hiện tượng; Ba(OH)2 tác dụng với H2SO4 xuất hiện kết tủa trắng

KOH + HCl → KCl + H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O

Ba(OH)2 + H2SO4→ BaSO4↓ + H2O

Câu 19 :

Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:

  • A

    Quỳ tím và dung dịch HCl                               

  • B

    Phenolphtalein và dung dịch BaCl2

  • C

    Quỳ tím và dung dịch K2CO3

  • D

    Quỳ tím và dung dịch NaCl

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của NaOH và Ba(OH)2

Lời giải chi tiết :

- Dùng quỳ tím: Dung dịch NaOH và Ba(OH)2 làm quỳ chuyển xanh, NaCl không làm đổi màu quỳ => nhận biết được NaCl

- Dùng dung dịch K2CO3 : dung dịch NaOH không hiện tượng, dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa trắng

Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH

Câu 20 :

Khi phân hủy bằng nhiệt 14,2 gam CaCO3 và MgCO3 ta thu được 3,36 lít CO2 ở đktc. Thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là:

  • A

    29,58% và 70,42%

  • B

    70,42% và 29,58%

  • C

    65% và 35%

  • D

    35% và 65%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi số mol của CaCO3 và MgCO3 lần lượt là x và y => mhỗn hợp = PT(1)

Phương trình hóa học:

CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2

  x mol            →      x mol

MgCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ MgO + CO2

  y mol           →         y mol

$ = > {n_{C{O_2}}} = PT(2)$

Lời giải chi tiết :

${n_{C{O_2}}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,\,mol$

Gọi số mol của CaCO3 và MgCO3 lần lượt là x và y mol

=> mhỗn hợp = 100x + 84y = 14,2  (1)

Phương trình hóa học:

CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2

  x mol            →      x mol

MgCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ MgO + CO2

  y mol           →         y mol

$ = > {n_{C{O_2}}} = x + y = 0,15\,\,mol\,\,(2)$

Từ (1) và (2) => x = 0,1 mol; y = 0,05 mol

$ = > \% {m_{CaC{{\text{O}}_3}}} = \frac{{100.0,1}}{{14,2}}.100\% = 70,42\% ;\,\,\% {m_{MgC{O_3}}} = 29,58\% $

Câu 21 :

Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học NH4NO3 và NH4Cl, ta dùng dung dịch:

  • A

    NaOH

  • B

    Ba(OH)2         

  • C

    AgNO3

  • D

    BaCl2    

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vì 2 muối có cùng gốc NH4 => ta cần xét tính chất hóa học của 2 gốc axit NO3 và Cl tạo kết tủa với chất nào

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học NH4NO3 và NH4Cl, ta dùng dung dịch AgNO3.

NH4NO3 không hiện tượng, NH4Cl tạo kết tủa trắng

PTHH: NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓

Câu 22 :

Hòa tan 2,7 gam kim loại A bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại A là:

  • A

    Fe

  • B

    Sn

  • C

    Zn

  • D

    Al

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Gọi kim loại A có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4)

+) Tính số mol A theo PTHH:  2A + nH2SO4 → A2(SO4)n + nH2

+) $ {M_A} = \frac{{m}}{n} $

+) Lập bảng xét giá trị M và n

Lời giải chi tiết :

${n_{{H_2}}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15mol$

Gọi kim loại A có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4)

PTHH:  2A + nH2SO4 → A2(SO4)n + nH2

              $\frac{{0,3}}{n}$  mol            ←                   0,15 mol

$ = > {M_A} = \frac{{2,7}}{{\frac{{0,3}}{n}}} = 9n$

Ta có bảng sau:

Vậy A là kim loại Al

Câu 23 :

Cho các cặp chất sau:

(a) Fe + HCl;                          (b) Zn + CuSO4 ;                    (c) Ag + HCl

(d) Cu + FeSO4;                     (e) Cu + AgNO3 ;                   (f) Pb + ZnSO4

Những cặp chất xảy ra phản ứng là:

  • A
    a, c, d. 
  • B
    c, d,e, f. 
  • C
    a,b, e
  • D
    a, b, c, d, e, f.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của muối: Từ kim loại Mg trở về sau trong dãy điện hóa, kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Lời giải chi tiết :

(c), (d), (f)  Không phản ứng

Các phản ứng xảy ra là: (a), (b), (e)

(a) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(b) Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓

(e) Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag↓

Câu 24 :

Cho 5,4 gam bột nhôm vào 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 3,6 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH là

  • A

    0,45M.

  • B

    1,00M.

  • C

    0,75M.

  • D

    0,50M.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 x   →    x                      →                     1,5x

+) Khối lượng dung dịch tăng 3,6 gam => ∆mtăng = mAl – mH2 = 3,6 gam

+) nNaOH = nAl phản ứng

Lời giải chi tiết :

nAl = 0,2 mol

Gọi số mol Al phản ứng là x mol

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 x   →    x                      →                     1,5x

Khối lượng dung dịch tăng 3,6 gam => ∆mtăng = mAl – mH2 = 3,6 gam

=> 27x – 1,5x.2 = 3,6 => x = 0,15 mol

Theo PT: nNaOH = nAl phản ứng = 0,15 mol

$ = > {C_{M\,\,NaOH}} = \frac{{0,15}}{{0,2}} = 0,75M$

Câu 25 :

Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm

  • A

    Al, Fe, Fe3O4  và Al2O3.                    

  • B

    Al2O3, Fe và Fe3O4.

  • C

    Al2O3 và Fe.                                     

  • D

    Al, Fe và Al2O3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét tỉ lệ dư thừa của phản ứng: 8Al + 3Fe3O4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 4Al2O3 + 9Fe

Lời giải chi tiết :

Giả sử ban đầu lấy 1 mol Fe3O4 và 3 mol Al

8Al + 3Fe3O4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 4Al2O3 + 9Fe

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{Al}}}}{8} = \frac{3}{8} > \frac{{{n_{F{{\text{e}}_3}{O_4}}}}}{3} = \frac{1}{3}$ 

=> Fe3O4 phản ứng hết, Al dư 

=> hỗn hợp sau phản ứng thu được: Al dư, Fe và Al2O3

Câu 26 :

Dẫn khí CO dư qua lượng oxit sắt thu được 58,8 gam sắt và hỗn hợp khí CO, CO2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí CO, CO2 qua bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 78,4 gam. Công thức của oxit sắt là

  • A
    Fe3O2.
  • B
    FeO.
  • C
    Fe2O3.
  • D
    Fe3O4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng Ca(OH)2 dư + CO2 → CaCO3 + H2O

Ta nhận xét về khối lượng dung dịch giảm 78,4 gam từ đó tìm nCO2

Từ nCO2 xác định nOoxit và lập được công thức.

Lời giải chi tiết :

Gọi nCO2 là x

Ca(OH)2 dư + CO2 → CaCO3 + H2O

                      x   →       x

mgiảm = mCaCO3 – mCO2 = 100x – 44x = 78,4 ⟹ x = 1,4 mol

nCO2 = nOoxit = 1,4 mol; nFe = 1,05 mol ⟹ \(\frac{{nFe}}{{nO}} = \frac{{1,05}}{{1,4}} = \frac{3}{4}\)⟹ Fe3O4.

Câu 27 :

Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hiđro, clo và khí cacbonic. Bằng cách nào trong các cách sau đây để phân biệt mỗi khí trên (tiến hành theo trình tự sau):

  • A

    Dùng nước vôi trong dư.

  • B

    Dùng nước vôi trong dư, sau đó dùng quỳ tím ẩm.

  • C

    Dùng tàn đom đóm, sau đó dùng quỳ tím ẩm.

  • D

    Dùng quỳ tím ẩm, sau đó dùng nước vôi trong.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học riêng của từng chất

Lời giải chi tiết :

Ban đầu dùng tàn đóm đỏ => khí làm tàn đóm bùng cháy là O2

H2, Cl2, CO2 đều làm tàn đóm tắt

Sau đó dùng quỳ tím ẩm, khí làm mất màu quỳ ẩm là Cl2, khí làm quỳ ẩm hóa đỏ là CO2, khí không hiện tượng là H2

Câu 28 :

Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt khí CO2 và khí CO?

 

  • A

    dung dịch NaCl

  • B

    dung dịch CuSO4.

     

  • C

    dung dịch HCl.

     

  • D

    dung dịch Ca(OH)2 dư.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CO là oxit trung tính, không phản ứng với axit và bazơ. Còn CO2 là oxit axit phản ứng được với bazơ

 

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt khí CO2 và khí CO, ta dùng dung dịch Ca(OH)2 dư vì CO2 tạo kết tủa trắng còn CO không phản ứng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

 

Câu 29 :

Cho V lít khí CO (ở đktc) phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

  • A

    0,224

  • B

    0,560

  • C

    0,112

  • D

    0,448

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CO + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Cu + CO2

3CO + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe + 3CO2

Từ 2 PTHH ta có:  ${n_{CO}} = {n_{C{O_2}}} = a\,mol$

Bảo toàn khối lượng: ${m_{CO}} + {m_{CuO,{\text{ }}F{e_2}{O_3}}} = {m_{C{O_2}}}$ + mrắn sau phản ứng => a 

Lời giải chi tiết :

Giả sử khối lượng hỗn hợp rắn ban đầu là m gam => khối lượng rắn sau phản ứng là (m – 0,32) gam

CO + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Cu + CO2

3CO + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe + 3CO2

Từ 2 PTHH ta có:  ${n_{CO}} = {n_{C{O_2}}} = a\,mol$

Bảo toàn khối lượng: ${m_{CO}} + {m_{CuO,{\text{ }}F{e_2}{O_3}}} = {m_{C{O_2}}}$ + mrắn sau phản ứng

=> 28a + m = 44a + m – 0,32

=> a = 0,02 mol

=> V = 0,02.22,4 = 0,448 lít

Câu 30 :

Để sản xuất 100 kg thủy tinh Na2O.CaO.6SiO2 cần dùng bao nhiêu kg natri cacbonat với hiệu suất của quá trình sản xuất là 100%?

  • A

    22,17 kg.        

  • B

    27,12 kg.        

  • C

    25,15 kg.        

  • D

    20,92 kg.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính toán khối lượng theo PT:

6SiO2 + CaCO3 + Na2CO3 → Na2O.CaO.6SiO2 + 2CO2

Lời giải chi tiết :

6SiO2 + CaCO3 + Na2CO3 → Na2O.CaO.6SiO2 + 2CO2
                                106                        478
                                  x                         100 kg
=> ${m_{N{a_2}C{O_3}}} = \frac{{100.106}}{{478}} = 22,17\,\,kg$

close