Đề thi giữa kì 2 Hóa 9 - Đề số 2

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 lần lượt là:

  • A

    8 và 18                       

  • B

    18 và 8             

  • C

    8 và 8              

  • D

    18 và 32

Câu 2 :

Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có

  • A

    một liên kết đơn.                                            

  • B

    một liên kết đôi

  • C

    một liên kết ba.                                               

  • D

    hai liên kết đôi.

Câu 3 :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết

  • A

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • B

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • C

    Số hiệu nguyên tử

  • D

    Số lớp electron.

Câu 4 :

Chất hữu cơ là:

  • A

    hợp chất khó tan trong nước.

  • B

    hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O

  • C

    hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, muối cacbua và xianua.

  • D

    hợp chất có nhiệt độ sôi cao.

Câu 5 :

Trong điều kiện nhiệt độ áp suất không đổi thì axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ thể tích là

  • A

    2 lít khí C2H2 phản ứng với 4 lít khí O2.

  • B

    2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2.

  • C

    3 lít khí C2H2 phản ứng với 2 lít khí O2.

  • D

    3 lít khí C2H2 phản ứng với 1 lít khí O2.

Câu 6 :

Tính chất vật lí của etilen là

  • A

    Chất lỏng, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

  • B

    Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

  • C

    Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

  • D

    Chất khí, không màu, không mùi, tan tốt trong nước và nhẹ hơn không khí.

Câu 7 :

Tính chất vật lý của axetilen là

  • A

    chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

  • B

    chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

  • C

    chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước, nhẹ hơn không khí .

  • D

    chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Câu 8 :

Chất nào sau đây vừa làm mất màu dung dịch brom, vừa tham gia phản ứng trùng hợp?

  • A

    CH4.

  • B

    CH3CH2OH.

  • C

    CH3-CH3.

  • D

    CH2=CH-CH3.

Câu 9 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A

    Metan có nhiều trong khí quyển        

  • B

    Metan có nhiều trong mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than

  • C

    Metan có nhiều trong nước biển        

  • D

    Metan sinh ra trong quá trình thực vật bị phân hủy.

Câu 10 :

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau:

a) Metan cháy với oxi tạo hơi nước và khí lưu huỳnh đioxit.

b) Phản ứng hóa học giữa metan và clo được gọi là phản ứng thế.

c) Trong phản ứng hóa học, giữa metan và clo, chỉ có duy nhất một nguyên tử hiđro của metan có thể được thay thế bởi nguyên tử clo.

d) Hỗn hợp gồm hai thể tích metan và một thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng:

  • A

    Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm

  • B

    Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, sắp xếp theo Z tăng dần

  • C

    Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử

  • D

    Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A,  8 nhóm B, 18 cột trong đó nhóm A có 8 cột và nhóm B có 10 cột

Câu 12 :

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

  • A

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • B

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • C

    Số hiệu nguyên tử.

  • D

    Số lớp electron.

Câu 13 :

Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, O2. Khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?

  • A

    CH4 và Cl2.    

  • B

     H2 và O2.

  • C

    CH4 và O2.     

  • D

    cả B và C đều đúng

Câu 14 :

Hóa chất dùng để tách etilen khỏi hỗn hợp etan và etilen là

  • A

    dung dịch NaOH.      

  • B

    dung dịch HCl

  • C

    dung dịch brom.

  • D

    dung dịch AgNO3.

Câu 15 :

Biết nguyên tố X có số hiệu là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố X?

  • A

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là phi kim mạnh.

  • B

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là phi kim mạnh.

  • C

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là kim loại mạnh.

  • D

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là kim loại mạnh.

Câu 16 :

Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có của C4H8

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Câu 17 :

Số công thức cấu tạo của C4H10

  • A

    1

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    4

Câu 18 :

Hợp chất hữu cơ A gồm 3 nguyên tố C, H, O trong đó %mC = 48,65% và %mH = 8,11%. Biết khối lượng mol phân tử của A là 74. Xác định CTPT của A

  • A

    C2H4O2          

  • B

    C2H4O

  • C

    C3H6O

  • D

    C3H6O2

Câu 19 :

Hiđrocacbon X có 83,33% khối lượng Cacbon. Số đồng phân cấu tạo của X là:

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    1

Câu 20 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,42 gam hợp chất hữu cơ X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2 và H2O) lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc dư, bình (2) đựng dung dịch KOH dư. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) và bình (2) tăng lần lượt là 0,54 gam và 1,32 gam. Biết rằng 0,42 gam X chiếm thể tích hơi bằng thể tích của 0,192 gam O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của X là

  • A

    C5H10O          

  • B

    C5H10

  • C

    C4H6O

  • D

    C3H2O2

Câu 21 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 2,24 lít khí CO2 và 2,34 gam H2O. Xác định CTPT của 2 ankan.

  • A

    CH4 và C2H6.

  • B

    C2H6 và C3H8.

  • C

    C3H8 và C4H10.         

  • D

    CH4 và C3H8

Câu 22 :

Đốt cháy hoàn toàn một ankan thu được 2,24 lít khí CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của ankan là

  • A

    CH4.

  • B

    C2H6.

  • C

    C3H8.

  • D

    C4H10.

Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.Thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành lần lượt là

  • A

    22,4 lít và 22,4 lít.      

  • B

    11,2 lít và 22,4 lít.

  • C

    22,4 lít và 11,2 lít.      

  • D

    11,2 lít và 22,4 lít

Câu 24 :

Cho 2,8 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) lội qua dung dịch brom (dư), người ta thu được 4,7 gam đibroetan. Phần trăm thể tích của khí metan là

  • A

    20%.

  • B

    40%.

  • C

    80%.

  • D

    60%

Câu 25 :

 Đốt cháy hết 36 gam hỗn hợp khí C3H6 và C2H6 trong O2 dư thu được 56 lít CO2 (đktc). Thể tích khí C3H6 ở đktc là

  • A

     11,2 lít           

  • B

    22,4 lít.

  • C

    33,6 lít.

  • D

    44,8 lít.

Câu 26 :

Đốt cháy V lít etilen thu được 9 gam hơi nước. Thể tích không khí cần dùng (ở đktc), biết O2 chiếm 20% thể tích không khí?

  • A

    84,0 lít.

  • B

    16,8 lít.

  • C

    56,0 lít.           

  • D

    44,8 lít

Câu 27 :

Có 3 bình, mỗi bình chứa 1 trong các khí sau: metan, axetilen, khí cacbonic. Đánh số A, B, C vào các bình này và tiến hành các thí nghiệm với từng chất khí. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Thuốc thử

A

B

C

Dung dịch brom

Không hiện tượng

Mất màu

Không hiện tượng

Dung dịch nước vôi trong

Không hiện tượng

Không hiện tượng

Vẩn đục

Hãy cho biết 3 bình A, B, C chứa lần lượt những khí nào?

  • A

    Bình A chứa axetilen, bình B chứa metan, bình C chứa cacbonic.

  • B

    Bình A chứa metan, bình B chứa axetilen, bình C chứa cacbonic.

  • C

    Bình A chứa axetilen, bình B chứa cacbonic, bình C chứa metan.

  • D

    Bình A chứa cacbonic, bình B chứa metan, bình C chứa axetilen.

Câu 28 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ?

  • A

    300 lít.

  • B

    280 lít.

  • C

    240 lít.

  • D

    120 lít.

Câu 29 :

Đốt hoàn toàn 24 ml hỗn hợp axetilen và metan phải dùng 54 ml oxi (các thể tích khí đo ở đktc). Thể tích khí CO2 sinh ra là

  • A

    24 ml.

  • B

    30 ml.

  • C

    36 ml. 

  • D

    42 ml.

Câu 30 :

Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít anken A trong oxi dư thu được hỗn hợp khí B. Cho B lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Thấy khối lượng bình 1 tăng 5,4 gam, bình 2 có 30 gam kết tủa. CTPT của A là

  • A

    C2H4

  • B

    C3H6.

  • C

    C4H8.

  • D

    C5H10

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 lần lượt là:

  • A

    8 và 18                       

  • B

    18 và 8             

  • C

    8 và 8              

  • D

    18 và 32

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chu kì 3 là chu kì nhỏ => có 8 nguyên tố

Chu kì 5 là chu kì lớn => có 18 nguyên tố

Câu 2 :

Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có

  • A

    một liên kết đơn.                                            

  • B

    một liên kết đôi

  • C

    một liên kết ba.                                               

  • D

    hai liên kết đôi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Công thức cấu tạo của axetilen:  

=> Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có một liên kết ba

Câu 3 :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết

  • A

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • B

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • C

    Số hiệu nguyên tử

  • D

    Số lớp electron.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết số lớp electron.

Câu 4 :

Chất hữu cơ là:

  • A

    hợp chất khó tan trong nước.

  • B

    hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O

  • C

    hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, muối cacbua và xianua.

  • D

    hợp chất có nhiệt độ sôi cao.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất hữu cơ là: hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, muối cacbua và xianua.

Câu 5 :

Trong điều kiện nhiệt độ áp suất không đổi thì axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ thể tích là

  • A

    2 lít khí C2H2 phản ứng với 4 lít khí O2.

  • B

    2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2.

  • C

    3 lít khí C2H2 phản ứng với 2 lít khí O2.

  • D

    3 lít khí C2H2 phản ứng với 1 lít khí O2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Khi đốt trong không khí, axetilen cháy với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt

2C2H2 + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 4CO2 + 2H2O

=> axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ là: 2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2.

Câu 6 :

Tính chất vật lí của etilen là

  • A

    Chất lỏng, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

  • B

    Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

  • C

    Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

  • D

    Chất khí, không màu, không mùi, tan tốt trong nước và nhẹ hơn không khí.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí của etilen là: Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

Câu 7 :

Tính chất vật lý của axetilen là

  • A

    chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

  • B

    chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

  • C

    chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước, nhẹ hơn không khí .

  • D

    chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lý của axetilen là :

- Là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí (d = $\frac{26}{29}$)

- Ít tan trong nước

Câu 8 :

Chất nào sau đây vừa làm mất màu dung dịch brom, vừa tham gia phản ứng trùng hợp?

  • A

    CH4.

  • B

    CH3CH2OH.

  • C

    CH3-CH3.

  • D

    CH2=CH-CH3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chất vừa làm mất màu dung dịch brom, vừa tham gia phản ứng trùng hợp là chất có liên kết đôi (giống etilen)

=> CH2=CH-CH3

Câu 9 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A

    Metan có nhiều trong khí quyển        

  • B

    Metan có nhiều trong mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than

  • C

    Metan có nhiều trong nước biển        

  • D

    Metan sinh ra trong quá trình thực vật bị phân hủy.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Câu đúng là: Metan có nhiều trong mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than

Câu 10 :

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau:

a) Metan cháy với oxi tạo hơi nước và khí lưu huỳnh đioxit.

b) Phản ứng hóa học giữa metan và clo được gọi là phản ứng thế.

c) Trong phản ứng hóa học, giữa metan và clo, chỉ có duy nhất một nguyên tử hiđro của metan có thể được thay thế bởi nguyên tử clo.

d) Hỗn hợp gồm hai thể tích metan và một thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phát biểu đúng: b). Vậy số phát biểu đúng là 1

Các phát biểu sai là:

a) Metan cháy với oxi tạo hơi nước và khí lưu huỳnh đioxit => Sai vì tạo khí cacbonic (CO2) chứ không phải là lưu huỳnh đioxit

c) Trong phản ứng hóa học giữa Metan và Clo, chỉ có duy nhất một nguyên tử Hiđro của Metan có thể được thay thế bởi nguyên tử Clo => Sai.

d) Hỗn hợp gồm hai thể tích Metan và một thể tích Oxi là hỗn hợp nổ mạnh => Sai, hỗn hợp nổ gồm một thể tích Metan và hai phần thể tích Oxi

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng:

  • A

    Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm

  • B

    Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, sắp xếp theo Z tăng dần

  • C

    Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử

  • D

    Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A,  8 nhóm B, 18 cột trong đó nhóm A có 8 cột và nhóm B có 10 cột

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phát biểu không đúng là: Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử

Câu 12 :

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

  • A

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • B

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • C

    Số hiệu nguyên tử.

  • D

    Số lớp electron.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết: Số electron lớp ngoài cùng

Câu 13 :

Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, O2. Khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?

  • A

    CH4 và Cl2.    

  • B

     H2 và O2.

  • C

    CH4 và O2.     

  • D

    cả B và C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các hỗn hợp khí khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ là: H2 và O2 và CH4 và O2.

Câu 14 :

Hóa chất dùng để tách etilen khỏi hỗn hợp etan và etilen là

  • A

    dung dịch NaOH.      

  • B

    dung dịch HCl

  • C

    dung dịch brom.

  • D

    dung dịch AgNO3.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cho hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư, etilen bị giữ lại, thu được etan không phản ứng thoát ra ngoài

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br=CH2Br 

Câu 15 :

Biết nguyên tố X có số hiệu là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố X?

  • A

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là phi kim mạnh.

  • B

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là phi kim mạnh.

  • C

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là kim loại mạnh.

  • D

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là kim loại mạnh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17 => đó là Cl

- Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17 => điện tích hạt nhân là 17+, có 17 proton, 17 electron

- Nguyên tố X ở chu kì 3 => có 3 lớp electron

- Nguyên tố X thuộc nhóm VII => lớp e ngoài cùng có 7e

Vì X ở cuối chu kì 3 nên X là phi kim mạnh

Câu 16 :

Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có của C4H8

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

 có ∆ = 1 => π = 1 (vì v = 0) => trong phân tử có 1 liên kết đôi

 

Câu 17 :

Số công thức cấu tạo của C4H10

  • A

    1

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

có ∆ = 0 => HCHC no, mạch hở

 

 

Câu 18 :

Hợp chất hữu cơ A gồm 3 nguyên tố C, H, O trong đó %mC = 48,65% và %mH = 8,11%. Biết khối lượng mol phân tử của A là 74. Xác định CTPT của A

  • A

    C2H4O2          

  • B

    C2H4O

  • C

    C3H6O

  • D

    C3H6O2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) %mO = 100% - %mC - %mH = 43,24%

+) MA => CTPT

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức đơn giản nhất là CxHyOz

%mO = 100% - %mC - %mH = 43,24%

Ta có:

=> x : y : z = 1,5 : 3 : 1 = 3 : 6 : 2

=> CTĐGN của A là C3H6O2

=> CTPT của A dạng (C3H­6O2)n

MA = 74 = (12.3 + 6 + 16.2).n => n = 1

=> CTPT: C3H6O2

Câu 19 :

Hiđrocacbon X có 83,33% khối lượng Cacbon. Số đồng phân cấu tạo của X là:

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    1

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi CTPT của X có dạng CxHy (y ≤ 2x + 2)

+) %mH = 100% - %mC

+) x : y =$\frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1} = \frac{{83,33}}{{12}}:\frac{{16,67}}{1}$

+) Xét điều kiện: y ≤ 2x + 2 => n

+) \(\Delta  = \frac{{2.5 + 2 - 12}}{2} = 0\) => C5H12 là hiđrocacbon no, mạch hở => CTCT

Lời giải chi tiết :

X là hiđrocacbon => X chỉ chứa C và H

Gọi CTPT của X có dạng CxHy (y ≤ 2x + 2)

=> %mH = 100% - %mC = 100% - 83,33% = 16,67%

=> x : y = \[\frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1} = \frac{{83,33}}{{12}}:\frac{{16,67}}{1} = 6,944:16,67 = 1:2,4 = 5:12\]

=> CTPT của X có dạng: (C5H12)n hay C5nH12n

Vì y ≤ 2x + 2 => 12n ≤ 5n + 7 => n ≤ 1 => n = 1

=> CTPT của X là C5H12

Ta có: \(\Delta  = \frac{{2.5 + 2 - 12}}{2} = 0\) => C5H12 là hiđrocacbon no, mạch hở

Các CTCT của X là:

Câu 20 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,42 gam hợp chất hữu cơ X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2 và H2O) lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc dư, bình (2) đựng dung dịch KOH dư. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) và bình (2) tăng lần lượt là 0,54 gam và 1,32 gam. Biết rằng 0,42 gam X chiếm thể tích hơi bằng thể tích của 0,192 gam O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của X là

  • A

    C5H10O          

  • B

    C5H10

  • C

    C4H6O

  • D

    C3H2O2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) \({m_{{H_2}O}} = 0,54\,gam =  > {n_{{H_2}O}} = 0,03\,mol =  > {n_{H\,(trong\,X)}} = 2.{n_{{H_2}O}} = 0,06\)

\( + ){m_{C{O_2}}} = 1,32\,gam =  > {n_{C{O_2}}} = 0,03\,mol\, =  > {n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,03\)

+) mC + mH = mX => trong X không chứa O

+) nC : nH => CTĐGN

0,42 gam X chiếm thể tích hơi bằng thể tích của 0,192 gam O2

=> nX => MX = \(\frac{{{m_X}}}{{{n_X}}}\) => n => CTPT

Lời giải chi tiết :

Cho hỗn hợp sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, dư => H2O bị giữ lại

=> \({m_{{H_2}O}} = 0,54\,gam =  > {n_{{H_2}O}} = 0,03\,mol =  > {n_{H\,(trong\,X)}} = 2.{n_{{H_2}O}} = 0,06\)

Cho qua bình (2) đựng KOH dư => CO2 bị giữ lại

\( =  > {m_{C{O_2}}} = 1,32\,gam =  > {n_{C{O_2}}} = 0,03\,mol\, =  > {n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,03\)

Vì đốt cháy X chỉ thu được CO2 và H2O => X gồm C, H và có thể có O

Ta có: mC + mH = 0,03.12 + 0,06 = 0,42 = mX

=> trong X không chứa O

=> nC : nH = 0,03 : 0,06 = 1 : 2

=> CTĐGN của X là CH2 => CTPT của X có dạng (CH2)n 

0,42 gam X chiếm thể tích hơi bằng thể tích của 0,192 gam O2

=> nX = \(\frac{{0,192}}{{32}} = 0,006\,mol\)

=> MX = \(\frac{{0,42}}{{0,006}} = \,70\) => 14n = 70 => n = 5

=> CTPT X là C5H10

Câu 21 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 2,24 lít khí CO2 và 2,34 gam H2O. Xác định CTPT của 2 ankan.

  • A

    CH4 và C2H6.

  • B

    C2H6 và C3H8.

  • C

    C3H8 và C4H10.         

  • D

    CH4 và C3H8

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính theo công thức: ${n_{ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} \Rightarrow \bar n$

Lời giải chi tiết :

${n_{C{O_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)$${n_{{H_2}O}} = \frac{{2,34}}{{18}} = 0,13(mol)$

Pthh:

${C_{\bar n}}{H_{2\bar n + 2}} + (\frac{{3\bar n + 1}}{2}){O_2} \to \bar nC{O_2} + (\bar n + 1){H_2}O$

$\begin{array}{l}{n_{ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}\\ \Rightarrow {n_{ankan}} = 0,13 - 0,1 = 0,03(mol)\\ \Rightarrow \bar n = \frac{{0,1}}{{0,03}} = 3,3333\end{array}$

$ \Rightarrow $ 2 ankan là: C3H8 , C4H10

Câu 22 :

Đốt cháy hoàn toàn một ankan thu được 2,24 lít khí CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của ankan là

  • A

    CH4.

  • B

    C2H6.

  • C

    C3H8.

  • D

    C4H10.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cách 1: Tìm n theo PTHH

PTHH:  ${C_n}{H_{2n + 2}} + (\frac{{3n + 1}}{2}){O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O$

+) từ số mol CO2 và số mol H2O => nhân chéo n

Cách 2: ${n_{ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}$

Lời giải chi tiết :

${n_{C{O_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)$${n_{{H_2}O}} = \frac{{3,6}}{{18}} = 0,2(mol)$

Cách 1:

PTHH:  ${C_n}{H_{2n + 2}} + (\frac{{3n + 1}}{2}){O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O$

Theo pt:                                                      $n$             $n + 1$

Theo đb:                                                     0,1              0,2

=> 0,2.n = 0,1.(n + 1) => n = 1

Vậy CTPT của ankan là: CH4

Cách 2: 

$\begin{array}{l}{n_{ankan}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}\\ \Rightarrow {n_{ankan}} = 0,2 - 0,1 = 0,1(mol)\\ \Rightarrow n = \frac{{0,1}}{{0,1}} = 1\end{array}$

Vậy CTPT của ankan là: $C{H_4}$

Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.Thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành lần lượt là

  • A

    22,4 lít và 22,4 lít.      

  • B

    11,2 lít và 22,4 lít.

  • C

    22,4 lít và 11,2 lít.      

  • D

    11,2 lít và 22,4 lít

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol CO2 và số mol O2 theo PT: CH4 + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2 + 2H2O

Lời giải chi tiết :

\({n_{C{H_4}}} = \frac{{11,2}}{{22,4}} = 0,5\,mol\)

CH4 + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2 + 2H2O

0,5  →  1     →    0,5 mol

$=>{{V}_{{{O}_{2}}}}=1.22,4=22,4$ lít

${{V}_{C{{O}_{2}}}}=0,5.22,4=11,2$ lít

Câu 24 :

Cho 2,8 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) lội qua dung dịch brom (dư), người ta thu được 4,7 gam đibroetan. Phần trăm thể tích của khí metan là

  • A

    20%.

  • B

    40%.

  • C

    80%.

  • D

    60%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

PTHH: C2H4  +  Br2 → C2H4Br2

             0,025        ←      0,025

\( =  > {V_{{C_2}{H_4}}} =  > {V_{C{H_4}}}\)\( =  > \% {V_{C{H_4}}}\)

Lời giải chi tiết :

\({m_{{C_2}{H_4}B{{\rm{r}}_2}}} = 4,7\,gam\, =  > {n_{{C_2}{H_4}B{{\rm{r}}_2}}} = \frac{{4,7}}{{188}} = 0,025\,mol\)

PTHH: C2H4  +  Br2 → C2H4Br2

             0,025        ←        0,025

\( =  > {V_{{C_2}{H_4}}} = 0,025.22,4 = 0,56\,lit\, =  > {V_{C{H_4}}} = 2,8 - 0,56 = 2,24\,lit\)

\( =  > \% {V_{C{H_4}}} = \frac{{2,24}}{{2,8}}.100\%  = 80\% \)

Câu 25 :

 Đốt cháy hết 36 gam hỗn hợp khí C3H6 và C2H6 trong O2 dư thu được 56 lít CO2 (đktc). Thể tích khí C3H6 ở đktc là

  • A

     11,2 lít           

  • B

    22,4 lít.

  • C

    33,6 lít.

  • D

    44,8 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi số mol của C3H6 và C2H4 lần lượt là x và y mol

=> mhỗn hợp = PT(1)

C3H6 + $\frac{9}{2}$O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 3CO2 + 3H2O

 x mol         →        3x mol

C2H6 + $\frac{7}{2}$O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2 + 3H2O

 y mol         →       2y mol

=> ${{n}_{C{{O}_{2}}}} = PT(2)$

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của C3H6 và C2H4 lần lượt là x và y mol

=> mhỗn hợp = 42x + 28y = 36  (1)

C3H6 + $\frac{9}{2}$O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 3CO2 + 3H2O

 x mol         →        3x mol

C2H6 + $\frac{7}{2}$O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2 + 3H2O

 y mol         →      2y mol

=> ${{n}_{C{{O}_{2}}}}=3\text{x}+2y=2,5\,mol\,\,\,\,(2)$

Từ (1) và (2) ta có hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}42{\rm{x}} + 30y = 36\\3{\rm{x}} + 2y = 2,5\end{array} \right. =  > \left\{ \begin{array}{l}x = 0,5\\y = 0,5\end{array} \right.\)

\( =  > {V_{{C_3}{H_6}}} = {V_{{C_2}{H_4}}} = 0,5.22,4 = 11,2\) lít

Câu 26 :

Đốt cháy V lít etilen thu được 9 gam hơi nước. Thể tích không khí cần dùng (ở đktc), biết O2 chiếm 20% thể tích không khí?

  • A

    84,0 lít.

  • B

    16,8 lít.

  • C

    56,0 lít.           

  • D

    44,8 lít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Oxi theo PT: PTHH:  C2H4 + 3O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2 + 2H2O

+) Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí => Vkhông khí = \(\frac{{{V_{{O_2}}}}}{{20\% }}\)

Lời giải chi tiết :

${{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{9}{18}=0,5\,mol$

PTHH:  C2H4 + 3O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CO2 + 2H2O

                          0,75 mol     ←       0,5 mol

$=>{{V}_{{{O}_{2}}}}=0,75.22,4=16,8$ lít

Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí => Vkhông khí = \(\frac{{{V_{{O_2}}}}}{{20\% }} = 84\) lít

Câu 27 :

Có 3 bình, mỗi bình chứa 1 trong các khí sau: metan, axetilen, khí cacbonic. Đánh số A, B, C vào các bình này và tiến hành các thí nghiệm với từng chất khí. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Thuốc thử

A

B

C

Dung dịch brom

Không hiện tượng

Mất màu

Không hiện tượng

Dung dịch nước vôi trong

Không hiện tượng

Không hiện tượng

Vẩn đục

Hãy cho biết 3 bình A, B, C chứa lần lượt những khí nào?

  • A

    Bình A chứa axetilen, bình B chứa metan, bình C chứa cacbonic.

  • B

    Bình A chứa metan, bình B chứa axetilen, bình C chứa cacbonic.

  • C

    Bình A chứa axetilen, bình B chứa cacbonic, bình C chứa metan.

  • D

    Bình A chứa cacbonic, bình B chứa metan, bình C chứa axetilen.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học đặc trưng của khí metan, khí cacbonic và khí axetilen

Lời giải chi tiết :

Khí làm mất màu dung dịch brom là axetilen => Bình B chứa axetilen

Khí làm vẩn đục nước vôi trong là cacbonic => Bình C chứa cacbonic

Khí không phản ứng với cả 2 chất là metan => Bình A chứa metan

Câu 28 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ?

  • A

    300 lít.

  • B

    280 lít.

  • C

    240 lít.

  • D

    120 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol oxi theo PT: 2C2H2 + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 4CO2 + 2H2O

+) Vì khí oxi chiếm 20% thể tích không khí => Vkhông khí = $\frac{{{V}_{{{O}_{2}}}}}{20\%}$

Lời giải chi tiết :

Phương trình đốt cháy khí axetilen:

2C2H2 + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 4CO2 + 2H2O

1 mol → 2,5 mol

$=>{{V}_{{{O}_{2}}}}=2,5.22,4=56$ lít

Vì khí oxi chiếm 20% thể tích không khí => Vkhông khí = $\frac{56}{20\%}=280$lít

Câu 29 :

Đốt hoàn toàn 24 ml hỗn hợp axetilen và metan phải dùng 54 ml oxi (các thể tích khí đo ở đktc). Thể tích khí CO2 sinh ra là

  • A

    24 ml.

  • B

    30 ml.

  • C

    36 ml. 

  • D

    42 ml.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi thể tích của CH4 và C2H2 lần lượt là x và y ml => Vhỗn hợp =PT(1)

CH4  +  2O2 → CO2 + 2H2O

 x    →   2x   →  x

2C2H2 + 5O→ 4CO2 + 2H2O

  y     →  2,5y  → 2y

Từ \( \sum {{V_{{O_2}}} => PT(2)} \)

Lời giải chi tiết :

Gọi thể tích của CH4 và C2H2 lần lượt là x và y ml

=> Vhỗn hợp = x + y = 24 ml   (1)

CH4  +  2O2 → CO2 + 2H2O

 x    →   2x   →  x

2C2H2 + 5O→ 4CO2 + 2H2O

  y     →  2,5y  → 2y

\( =  > \sum {{V_{{O_2}}} = 2{\rm{x}} + 2,5y = 54\,ml\,\,\,(2)} \)

Từ (1), (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 24\\2{\rm{x}} + 2,5y = 54\end{array} \right. =  > \left\{ \begin{array}{l}x = 12\\y = 12\end{array} \right.\)

\( =  > {V_{C{O_2}}} = x + 2y = 36\,ml\)

Câu 30 :

Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít anken A trong oxi dư thu được hỗn hợp khí B. Cho B lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Thấy khối lượng bình 1 tăng 5,4 gam, bình 2 có 30 gam kết tủa. CTPT của A là

  • A

    C2H4

  • B

    C3H6.

  • C

    C4H8.

  • D

    C5H10

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Từ khối lượng bình 1 tăng và khối lượng kết tủa bình 2 => số mol CO­2 và H2O => CTTQ của A

+) Viết pthh:   ${C_n}{H_{2n}} + \frac{{3n}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + n{H_2}O$

=> tính n theo PT

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của $A$ là ${{C}_{n}}{{H}_{2n}}$$(n\ge 2)$

${{m}_{{{H}_{2}}O}}=5,4(g)\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{5,4}{18}=0,3(mol)$

${{n}_{CaC{{O}_{3}}}}=\frac{30}{100}=0,3(mol)={{n}_{C{{O}_{2}}}}$

${{n}_{A}}=\frac{2,24}{22,4}=0,1(mol)$

pthh:     ${{C}_{n}}{{H}_{2n}}+\frac{3n}{2}{{O}_{2}}\to nC{{O}_{2}}+n{{H}_{2}}O$

theo pt:     1                          $n$         $n$

theo đb:   0,1                        0,3        0,3    (mol)

Ta có: $0,1\cdot n=0,3\cdot 1\Leftrightarrow n=3$

Vậy CTPT của $A$ là: ${{C}_{3}}{{H}_{6}}$

close