Đề thi giữa kì 1 Hóa 9 - Đề số 1

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác, trong đó C chiếm khoảng

  • A

    trên 2% 

  • B

    5% đến 10%

  • C

    0,01% đến 2% 

  • D

    Không chứa C

Câu 2 :

Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra ?

  • A

    Khí hiđro

  • B

    Khí oxi

  • C

    Khí lưu huỳnh đioxit

  • D

    Khí hiđro sunfua

Câu 3 :

Tên gọi của Al2O3 và Al(OH)3 lần lượt là:

  • A
    Nhôm oxit và nhôm (III) hidroxit.                 
  • B
    Nhôm (III) oxit và nhôm hidroxit.
  • C
    Nhôm oxit và nhôm hidroxit.                                     
  • D
    Nhôm (III) oxit và nhôm (III) hidroxit.
Câu 4 :

Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?

  • A

    KCl

  • B

    Ca3(PO4)

  • C

    K2SO4

  • D

    (NH2)2CO

Câu 5 :

Oxit bazơ không có tính chất hóa học nào sau đây?

  • A

    Một số oxit bazơ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

  • B

    Oxit bazơ tác dụng được với dung dịch axit.

  • C

    Oxit bazơ tác dụng được với tất cả kim loại.

  • D

    Một số oxit bazơ tác dụng được với oxit axit.

Câu 6 :

Phản ứng biểu diễn đúng sự nhiệt phân của muối canxi cacbonat:

  • A

    2CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2CaO + CO + O2      

  • B

    2CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 3CaO + CO2

  • C

    CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2

  • D

    2CaCO3  $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Ca + CO2 + O2

Câu 7 :

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

  • A

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit.

  • B

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.

  • C

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

  • D

    Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.

Câu 8 :

Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:

  • A

    Na2CO3   

  • B

    KCl      

  • C

    NaOH

  • D

    NaNO3

Câu 9 :

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

  • A
    1,12 lít.            
  • B
    2,24 lít.                        
  • C
    3,36 lít.            
  • D
    4,48 lít.
Câu 10 :

Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là:

  • A

    Ca(OH)2, Na2CO3                                           

  • B

    Ca(OH)2, NaCl

  • C

    Ca(OH)2, NaNO3

  • D

    NaOH, KNO3

Câu 11 :

Hóa chất nào sau đây dùng để khử chua đất trong công nghiệp?

  • A
    CaCO3
  • B
    MgCO3.
  • C
    NaCl. 
  • D
    CaO.
Câu 12 :

Khi cho CaO vào nước thu được

  • A

    dung dịch CaO.

  • B

    dung dịch Ca(OH)2.

  • C

    chất không tan Ca(OH)2.        

  • D

    cả B và C.

Câu 13 :

Cho các chất dưới đây, dãy chất nào toàn là dung dịch kiềm?

  • A
    KOH, Mg(OH)2, Ba(OH), NaOH.
  • B
    KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, NaOH.
  • C
    KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)2.
  • D
    Cu(OH)2, Mg(OH)2, Ba(OH)2, NaOH.
Câu 14 :

Hãy chọn cách sắp xếp theo tính hoạt động hóa học tăng dần (từ trái sang phải) của các nhóm kim loại sau:

  • A
    Al, Zn, Fe, Na, Cu, Ag, Pb ;    
  • B
    Ag, Cu, Pb, Fe, Zn, Al, Na ;
  • C
    Ag, Cu, Pb, Zn, Fe, Al, Na ;   
  • D
    Ag, Pb, Cu, Fe, Zn, Al, Na .
Câu 15 :

1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:

  • A

    7,86 g/cm3                  

  • B

    8,39 g/cm3           

  • C

    8,94 g/cm3             

  • D

    9,3 g/cm3

Câu 16 :

Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

  • A

    FeCl3.

  • B

    CuSO4.           

  • C

    AgNO3.          

  • D

    MgCl2.

Câu 17 :

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là :

  • A

    sự khử kim loại.                                              

  • B

    sự tác dụng của kim loại với nước.

  • C

    sự ăn mòn hóa học.                                        

  • D

    sự ăn mòn điện hoá học.

Câu 18 :

Trong công nghiệp, sản xuất axitsunfuric qua mấy công đoạn

  • A
    1          
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 19 :

Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?

  • A

    Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba

  • B

    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

  • C

    Mg, K, Fe, Al, Na      

  • D

    Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba

Câu 20 :

Muối kali nitrat (KNO3):

  • A

    không tan trong trong nước.

  • B

    tan rất ít trong nước.

  • C

    tan nhiều trong nước.

  • D

    không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.

Câu 21 :

0,05 mol FeO  tác dụng vừa đủ với:

  • A
    0,02mol HCl.  
  • B
    0,1mol HCl.
  • C
    0,05mol HCl.   
  • D
    0,01mol HCl.
Câu 22 :

Cho 1,68 lít CO2 (đktc) sục vào bình đựng 250 ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi Nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng là

  • A

    0,2M

  • B

    0,3M

  • C

    0,4M

  • D

    0,5M

Câu 23 :

Trộn 400 gam dung dịch KOH 5,6% với 300 gam dung dịch CuSO4 16%. Khối lượng kết tủa thu được là:

  • A

    9,8 gam 

  • B

    14,7 gam 

  • C

    19,6 gam                 

  • D

    29,4 gam

Câu 24 :

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

  • A

    quỳ tím.

  • B

    dung dịch BaCl2.        

  • C

    dung dịch KCl.

  • D

    dung dịch KOH.

Câu 25 :

Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:

  • A

    Quỳ tím và dung dịch HCl                               

  • B

    Phenolphtalein và dung dịch BaCl2

  • C

    Quỳ tím và dung dịch K2CO3

  • D

    Quỳ tím và dung dịch NaCl

Câu 26 :

Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học NH4NO3 và NH4Cl, ta dùng dung dịch:

  • A

    NaOH

  • B

    Ba(OH)2         

  • C

    AgNO3

  • D

    BaCl2    

Câu 27 :

Trong công nghiệp người ta điều chế nhôm bằng cách

  • A
    Khử Al2O3 bằng khí CO. 
  • B
    Khử Al2O3 bằng khí H2.
  • C
    dùng Na tác dụng với dung dịch AlCl3.         
  • D
    điện phân nóng chảy Al2O3/criolit.
Câu 28 :

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Fe2Ovà Al trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2. Mặt khác nếu cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Số mol Al trong X là

  • A

    0,3 mol.

  • B

    0,6 mol.

  • C

    0,4 mol.

  • D

    0,25 mol.

Câu 29 :

Hòa tan 2,8 gam một kim loại R có hóa trị II bằng một hỗn hợp gồm 80 ml dung dịch H2SO4 0,5M và 200 ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A và V lít khí H2(ở đktc). Để trung hòa dung dịch A thì cần 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Phát biểu nào dưới đây về bài toán trên là chưa đúng?

  • A
    Kim loại R không tan được trong nước ở điều kiện thường.
  • B
    Kim loại R khi phản ứng với lưu huỳnh sẽ tạo ra chất rắn có màu đen.
  • C
    Giá trị của V là 1,12.           
  • D
    Thành phần phần trăm về khối lượng của R (hóa trị II) trong hợp chất muối sunfat ứng với R là 28%.
Câu 30 :

Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là

  • A

    39,87%.          

  • B

    77,31%.          

  • C

    29,87%.          

  • D

    49,87%.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác, trong đó C chiếm khoảng

  • A

    trên 2% 

  • B

    5% đến 10%

  • C

    0,01% đến 2% 

  • D

    Không chứa C

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác, trong đó C chiếm khoảng 0,01% đến 2% 

Câu 2 :

Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra ?

  • A

    Khí hiđro

  • B

    Khí oxi

  • C

    Khí lưu huỳnh đioxit

  • D

    Khí hiđro sunfua

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O

=> chất khí sinh ra là SO2: lưu huỳnh đioxit

Câu 3 :

Tên gọi của Al2O3 và Al(OH)3 lần lượt là:

  • A
    Nhôm oxit và nhôm (III) hidroxit.                 
  • B
    Nhôm (III) oxit và nhôm hidroxit.
  • C
    Nhôm oxit và nhôm hidroxit.                                     
  • D
    Nhôm (III) oxit và nhôm (III) hidroxit.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Học thuộc tên gọi tương ứng của các oxit, hiđroxit (sgk hóa 8 trang 89)

Lời giải chi tiết :

Al2O3: nhôm oxit

Al(OH)3: nhôm hiđroxit

Câu 4 :

Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?

  • A

    KCl

  • B

    Ca3(PO4)

  • C

    K2SO4

  • D

    (NH2)2CO

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phân đạm là : (NH2)2CO (phân urê)

Câu 5 :

Oxit bazơ không có tính chất hóa học nào sau đây?

  • A

    Một số oxit bazơ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

  • B

    Oxit bazơ tác dụng được với dung dịch axit.

  • C

    Oxit bazơ tác dụng được với tất cả kim loại.

  • D

    Một số oxit bazơ tác dụng được với oxit axit.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Oxit bazơ không có tính chất tác dụng được với tất cả kim loại.

Câu 6 :

Phản ứng biểu diễn đúng sự nhiệt phân của muối canxi cacbonat:

  • A

    2CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2CaO + CO + O2      

  • B

    2CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 3CaO + CO2

  • C

    CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2

  • D

    2CaCO3  $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Ca + CO2 + O2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng nhiệt phân CaCO3 là: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2

Câu 7 :

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

  • A

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit.

  • B

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.

  • C

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

  • D

    Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết tính chất hóa học chung của kim loại

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm: tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

Câu 8 :

Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:

  • A

    Na2CO3   

  • B

    KCl      

  • C

    NaOH

  • D

    NaNO3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là Na2CO3 vì Na2CO3 tạo kết tủa trắng với Ca(OH)2

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CacO3 ↓ + 2NaOH

Câu 9 :

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

  • A
    1,12 lít.            
  • B
    2,24 lít.                        
  • C
    3,36 lít.            
  • D
    4,48 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol Fe: \({n_{F{\text{e}}}} = \dfrac{{{m_{F{\text{e}}}}}}{{{M_{F{\text{e}}}}}} = ?(mol)\)

Bước 2: Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính mol H2 theo mol Fe

Bước 3: Tính \({V_{{H_2}(dktc)}} = {n_{{H_2}}}.22,4 = ?\)

Lời giải chi tiết :

\({n_{F{\text{e}}}} = \dfrac{{5,6}}{{56}} = 0,1\,\,(mol)\)

PTPƯ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑      

            0,1             →               0,1 (mol)

\( \to {V_{{H_2}(dktc)}} = 0,1.22,4 = 2,24\,\,lít\)

Câu 10 :

Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là:

  • A

    Ca(OH)2, Na2CO3                                           

  • B

    Ca(OH)2, NaCl

  • C

    Ca(OH)2, NaNO3

  • D

    NaOH, KNO3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là: Ca(OH)2, Na2CO3 vì xảy ra phản ứng:

Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaOH

Câu 11 :

Hóa chất nào sau đây dùng để khử chua đất trong công nghiệp?

  • A
    CaCO3
  • B
    MgCO3.
  • C
    NaCl. 
  • D
    CaO.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đất chua là đất có môi trường axit => dùng hóa chất có tính bazơ để trung hòa bớt độ chua của đất

CaO + H2O → Ca(OH)2 (môi trường bazơ)

Ca(OH)2 trung hòa lượng H+ trong đất làm đất bớt chua

Câu 12 :

Khi cho CaO vào nước thu được

  • A

    dung dịch CaO.

  • B

    dung dịch Ca(OH)2.

  • C

    chất không tan Ca(OH)2.        

  • D

    cả B và C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi cho CaO vào nước xảy ra phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2

Vì Ca(OH)2 là chất ít tan trong nước, nên sau phản ứng, sẽ xuất hiện dung dịch Ca(OH)2 và chất rắn Ca(OH)2 không tan màu trắng lắng xuống đáy cốc. 

Câu 13 :

Cho các chất dưới đây, dãy chất nào toàn là dung dịch kiềm?

  • A
    KOH, Mg(OH)2, Ba(OH), NaOH.
  • B
    KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, NaOH.
  • C
    KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)2.
  • D
    Cu(OH)2, Mg(OH)2, Ba(OH)2, NaOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dd kiềm là các bazơ tan trong nước bao gồm các bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ

Lời giải chi tiết :

A. Loại Mg(OH)2 là bazơ không tan

B. Thỏa mãn

C. Loại Fe(OH)2 là bazơ không tan.

D. Loại Cu(OH)2, Mg(OH)2 là bazơ không tan

Câu 14 :

Hãy chọn cách sắp xếp theo tính hoạt động hóa học tăng dần (từ trái sang phải) của các nhóm kim loại sau:

  • A
    Al, Zn, Fe, Na, Cu, Ag, Pb ;    
  • B
    Ag, Cu, Pb, Fe, Zn, Al, Na ;
  • C
    Ag, Cu, Pb, Zn, Fe, Al, Na ;   
  • D
    Ag, Pb, Cu, Fe, Zn, Al, Na .

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại:

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Tính kim loại theo chiều từ trái sang phải giảm dần

Câu 15 :

1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:

  • A

    7,86 g/cm3                  

  • B

    8,39 g/cm3           

  • C

    8,94 g/cm3             

  • D

    9,3 g/cm3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức :  $D = \frac{m}{V}$

Lời giải chi tiết :

1 mol Cu có khối lượng 64 gam

Áp dụng công thức :  $D = \frac{m}{V} = \frac{{64}}{{7,16}} = 8,94\,\,gam/c{m^3}$

Câu 16 :

Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

  • A

    FeCl3.

  • B

    CuSO4.           

  • C

    AgNO3.          

  • D

    MgCl2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kim loại Fe không phản ứng được với dung dịch MgCl2 vì Mg mạnh hơn Fe trong dãy hoạt động hóa học

Câu 17 :

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là :

  • A

    sự khử kim loại.                                              

  • B

    sự tác dụng của kim loại với nước.

  • C

    sự ăn mòn hóa học.                                        

  • D

    sự ăn mòn điện hoá học.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là sự ăn mòn hóa học

Câu 18 :

Trong công nghiệp, sản xuất axitsunfuric qua mấy công đoạn

  • A
    1          
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sản xuất axit sunfuric gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đốt lưu huỳnh cháy trong không khí

S + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) SO2

Giai đoạn 2: sản xuất SO3 bằng cách oxi hóa SO2

2SO2 + O2 \(\xrightarrow[{{{450}^0}C}]{{{V_2}{O_5}}}\) 2SO3

Giai đoạn 3: Cho SO3 tác dụng với nước để điều chế H2SO4

SO3 + H2O → H2SO4

Câu 19 :

Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?

  • A

    Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba

  • B

    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

  • C

    Mg, K, Fe, Al, Na      

  • D

    Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các kim loại phản ứng với HCl sinh ra khí H2 là: Mg, K, Fe, Al, Na

Câu 20 :

Muối kali nitrat (KNO3):

  • A

    không tan trong trong nước.

  • B

    tan rất ít trong nước.

  • C

    tan nhiều trong nước.

  • D

    không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Muối kali nitrat (KNO3) là chất rắn, tan nhiều trong nước, khi tan thu nhiệt.

Câu 21 :

0,05 mol FeO  tác dụng vừa đủ với:

  • A
    0,02mol HCl.  
  • B
    0,1mol HCl.
  • C
    0,05mol HCl.   
  • D
    0,01mol HCl.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết phương trình hóa học xảy ra, tính số mol của HCl theo số mol của FeO

Lời giải chi tiết :

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

nFeO = 0,05 mol

theo phương trình nHCl = 2 nFeO = 0,1 mol

Câu 22 :

Cho 1,68 lít CO2 (đktc) sục vào bình đựng 250 ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi Nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng là

  • A

    0,2M

  • B

    0,3M

  • C

    0,4M

  • D

    0,5M

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Vì KOH dư nên phản ứng tạo ra muối trung hòa

+) Từ số mol CO2 => tính số mol K2CO3

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,075 mol

Vì KOH dư nên phản ứng tạo ra muối trung hòa

CO2  +  2KOH → K2CO3 + H2O

0,075 mol     →    0,075 mol

Vì thể tích dung dịch trước và sau không thay đổi => Vdd = 250 ml = 0,25 lít

$ = > \,\,{C_{M\,\,{K_2}C{O_3}}} = \frac{{0,075}}{{0,25}} = 0,3M$

Câu 23 :

Trộn 400 gam dung dịch KOH 5,6% với 300 gam dung dịch CuSO4 16%. Khối lượng kết tủa thu được là:

  • A

    9,8 gam 

  • B

    14,7 gam 

  • C

    19,6 gam                 

  • D

    29,4 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Từ nồng độ phần trăm các dung dịch => tính khối lượng chất tan KOH và CuSO4 => số mol

+) Viết PTHH, xét tỉ lệ chất dư, chất hết

+) Tính số mol kết tủa theo chất hết

Lời giải chi tiết :

\({{m}_{KOH}}=\frac{{{m}_{dd\text{ }KOH}}.\text{ }C%}{100%}=\frac{400.\text{ }5,6%}{100%}=22,4\,(gam)\)

=> \({{n}_{KOH}}=\frac{{{m}_{KOH}}}{{{M}_{KOH}}}=\frac{22,4}{39+16+1}=0,4\text{ }mol\)

\({{m}_{CuS{{O}_{4}}}}=\frac{{{m}_{dd\text{ }CuS{{O}_{4}}}}.\text{ }C%}{100%}=\frac{300.16%}{100%}=48\,(gam)\)

=> \({{n}_{CuS{{O}_{4}}}}=\frac{{{m}_{CuS{{O}_{4}}}}}{{{M}_{CuS{{O}_{4}}}}}=\frac{48}{64+32+64}=0,3\text{ }mol\)

PTHH:        2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4

                        2               1               1

                       0,4            0,3            ? mol

Từ phương trình ta có tỉ lệ \(\frac{{{n}_{CuS{{O}_{4}}}}}{1}>\frac{{{n}_{KOH}}}{2}(0,3>0,2)\)

=> \({{n}_{Cu{{\left( OH \right)}_{2}}}}\text{=}\frac{{{n}_{KOH}}}{2}=0,2\text{ }mol\)

=> \({{m}_{Cu{{\left( OH \right)}_{2}}}}={{n}_{Cu{{\left( OH \right)}_{2}}}}.\text{ }{{M}_{Cu{{\left( OH \right)}_{2}}}}=0,2.\left( 64+2+32 \right)=19,6\,(gam)\)

Câu 24 :

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

  • A

    quỳ tím.

  • B

    dung dịch BaCl2.        

  • C

    dung dịch KCl.

  • D

    dung dịch KOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của mỗi bazơ và tính tan của muối sunfat

Lời giải chi tiết :

Lấy mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.

Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát, thấy:

- Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: NaOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).

- Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na2SO4 (nhóm 2).

Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy một chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là Na2SO4. Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.

Phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH

Câu 25 :

Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:

  • A

    Quỳ tím và dung dịch HCl                               

  • B

    Phenolphtalein và dung dịch BaCl2

  • C

    Quỳ tím và dung dịch K2CO3

  • D

    Quỳ tím và dung dịch NaCl

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của NaOH và Ba(OH)2

Lời giải chi tiết :

- Dùng quỳ tím: Dung dịch NaOH và Ba(OH)2 làm quỳ chuyển xanh, NaCl không làm đổi màu quỳ => nhận biết được NaCl

- Dùng dung dịch K2CO3 : dung dịch NaOH không hiện tượng, dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa trắng

Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH

Câu 26 :

Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học NH4NO3 và NH4Cl, ta dùng dung dịch:

  • A

    NaOH

  • B

    Ba(OH)2         

  • C

    AgNO3

  • D

    BaCl2    

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vì 2 muối có cùng gốc NH4 => ta cần xét tính chất hóa học của 2 gốc axit NO3 và Cl tạo kết tủa với chất nào

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học NH4NO3 và NH4Cl, ta dùng dung dịch AgNO3.

NH4NO3 không hiện tượng, NH4Cl tạo kết tủa trắng

PTHH: NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓

Câu 27 :

Trong công nghiệp người ta điều chế nhôm bằng cách

  • A
    Khử Al2O3 bằng khí CO. 
  • B
    Khử Al2O3 bằng khí H2.
  • C
    dùng Na tác dụng với dung dịch AlCl3.         
  • D
    điện phân nóng chảy Al2O3/criolit.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

\(_{2A{l_2}{O_3}\xrightarrow[{criolit}]{{dpnc}}4Al + 3{O_2} \uparrow }\) 

Câu 28 :

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Fe2Ovà Al trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2. Mặt khác nếu cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Số mol Al trong X là

  • A

    0,3 mol.

  • B

    0,6 mol.

  • C

    0,4 mol.

  • D

    0,25 mol.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

0,2 mol                       ←                      0,3 mol

2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2

0,2 mol            →          0,3 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 mol          ←          0,1 mol

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

0,1 mol            ←           0,1 mol

Lời giải chi tiết :

Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2 => trong Y chứa Al dư

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

0,2 mol                       ←                      0,3 mol

=> nAl dư = 0,2 mol

Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2

2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2

0,2 mol            →          0,3 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 mol          ←          0,1 mol

Phản ứng nhiệt nhôm:

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

0,1 mol            ←           0,1 mol

=> ∑nAl ban đầu = nAl dư + nAl phản ứng = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol

Câu 29 :

Hòa tan 2,8 gam một kim loại R có hóa trị II bằng một hỗn hợp gồm 80 ml dung dịch H2SO4 0,5M và 200 ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A và V lít khí H2(ở đktc). Để trung hòa dung dịch A thì cần 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Phát biểu nào dưới đây về bài toán trên là chưa đúng?

  • A
    Kim loại R không tan được trong nước ở điều kiện thường.
  • B
    Kim loại R khi phản ứng với lưu huỳnh sẽ tạo ra chất rắn có màu đen.
  • C
    Giá trị của V là 1,12.           
  • D
    Thành phần phần trăm về khối lượng của R (hóa trị II) trong hợp chất muối sunfat ứng với R là 28%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

PTHH:

R + H2SO4 → RSO4 + H2↑ (1)

R + 2HCl → RCl2 + H2↑      (2)

Trong hỗn hợp ban đầu \({n_{{H_2}S{O_4}}}:{n_{HCl}} = 1:1 \to \) phản ứng với R theo tỉ lệ 1: 1

\( \to\) Tỉ lệ của H2SO4 dư và HCl dư cũng là 1: 1

Đặt số mol H2SO4 dư = số mol HCl dư = x (mol)

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O   (3)

x          →2x                                    (mol)

HCl + KOH → KCl + H2O               (4)

x     → x                                           (mol)

\( \to\) tổng số mol KOH là: 2x + x = 0,02 \( \to\) x = ? (mol)

Từ đó tính được số mol H2SO4; HCl pư ở (1), (2). Đặt vào phương trình (1), (2) tính toán được các dữ liệu mà đề bài yêu cầu.

Lời giải chi tiết :

\({n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,5.0,08 = 0,04\,\,mol\) ; nHCl = 0,2.0,2 = 0,04 (mol); nKOH = 0,1.0,2 = 0,02 (mol)

PTHH:

R + H2SO4 → RSO4 + H2↑ (1)

R + 2HCl → RCl2+ H2↑      (2)

Trong hỗn hợp ban đầu \({n_{{H_2}S{O_4}}}:{n_{HCl}} = 0,04:0,04 = 1:1 \to \) phản ứng với R theo tỉ lệ 1: 1

\( \to\) Tỉ lệ của H2SO4 dư và HCl dư cũng là 1: 1

Đặt số mol H2SO4 dư = số mol HCl dư = x (mol)

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O   (3)

x          →2x                                    (mol)

HCl + KOH → KCl + H2O               (4)

x     → x                                           (mol)

\( \to\) tổng số mol KOH là: 2x + x = 0,02

\( \to\) x = \(\dfrac{1}{{150}}\) (mol)

\( \to\) \({n_{{H_2}S{O_4}(1)}} = 0,04 - \dfrac{1}{{150}} = \dfrac{1}{{30}}\) (mol)

nHCl(1) = 0,04 – \(\dfrac{1}{{150}}\) = \(\dfrac{1}{{30}}\) (mol)

PTHH:

R + H2SO4 → RSO4 + H2↑ (1)

\({1 \over {30}} \leftarrow {1 \over {30}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to {1 \over {30}}\) 

R + 2HCl → RCl2 + H2↑      (2)

\({1 \over {60}} \leftarrow {1 \over {30}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to {1 \over {60}}\)

\( \Rightarrow \sum {{n_{{H_2}}} = {1 \over {30}}}  + {1 \over {60}} = 0,05\,(mol) \Rightarrow {V_{{H_2}}}(dktc) = 0,05 \times 22,4 = 1,12(l)\) => C đúng

\( \Rightarrow \sum {{n_R} = {1 \over {30}}}  + {1 \over {60}} = 0,05\,(mol) \Rightarrow {M_R} = {{{m_R}} \over {{n_R}}} = {{2,8} \over {0,05}} = 56\,(Fe)\) => A,B đúng

\(\% Fe = {{{m_{Fe}}} \over {{m_{FeS{O_4}}}}}.100\%  = {{{1 \over {30}} \times 56} \over {{1 \over {30}} \times 152}}.100\%  = 36,84\% \) => D sai

Câu 30 :

Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là

  • A

    39,87%.          

  • B

    77,31%.          

  • C

    29,87%.          

  • D

    49,87%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x            →          x   →   0,5x

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 x     ←   x                     →                   1,5x

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5{\text{x}} + 1,5{\text{x}} = a\, = > x = 0,5{\text{a}}$   (1)

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x mol               →              0,5x mol

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 y mol                       →                       1,5y mol

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5x + 1,5y = 1,75{\text{a}}$ (2)

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của Na và Al trong hỗn hợp X lần lượt là x và y mol

Vì tỉ lệ thể tích cũng là tỉ lệ số mol => coi như thí nghiệm 1 thu được a mol khí và thí nghiệm 2 thu được 1,75a mol

Cho hỗn hợp X vào nước, Na phản ứng hết tạo NaOH và Al phản ứng với NaOH và còn dư => tính số mol theo NaOH

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x            →          x   →   0,5x

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 x     ←   x                     →                   1,5x

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5{\text{x}} + 1,5{\text{x}} = a\, = > x = 0,5{\text{a}}$ (1)

Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư => Na phản ứng hết với H2O và Al phản ứng hết với NaOH

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 x mol               →              0,5x mol

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 y mol                       →                       1,5y mol

$ = > \sum {{n_{{H_2}}}} = 0,5x + 1,5y = 1,75{\text{a}}$ (2)

Thay (1) vào (2) =>  $y = \frac{{1,75{\text{a}} - 0,5.0,5{\text{a}}}}{{1,5}} = a$

$ = > \% {m_{Na}} = \frac{{0,5{\text{a}}.23}}{{0,5{\text{a}}.23 + 27a}}.100\% = 29,87\% $

 

close