Đề thi giữa kì 1 Hóa 8 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Cho các nguyên tố hóa học sau: Hiđro (H); Natri (Na); Cacbon (C); Clo (Cl); Magie (Mg); Sắt (Fe); Nhôm (Al). Số nguyên tố kim loại là:

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 2 :

Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt cơ bản là

  • A
    proton và nơtron.
  • B
    proton và electron.      
  • C
    nơtronvà electron.       
  • D
    proton, nơtron và electron.
Câu 3 :

Nước sông hồ thuộc loại:

  • A

    Đơn chất       

  • B

    Hợp chất          

  • C

    Chất tinh khiết

  • D

    Hỗn hợp

Câu 4 :

Đâu là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng dưới đây?

  • A
    Nước sôi
  • B
    Nước bốc hơi
  • C
    Nước đóng băng
  • D
    Nước bị phân hủy tạo thành khí oxi và khí hiđro
Câu 5 :

Trong các chất sau đây, có bao nhiêu đơn chất và bao nhiêu hợp chất?

a) Axit photphoric (chứa H, P, O).

b) Axit cacbonic do các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi tạo nên.

c) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên.

d) Khí ozon có công thức hóa học là O3.

e) Kim loại bạc tạo nên từ Ag.

f) Khí cacbonic tạo nên từ C, 2O.

g) Axit sunfuric tạo nên từ 2H, S, 4O.

h) Than chì tạo nên từ C.

i) Khí axetilen tạo nên từ 2C và 2H.

  • A

    4 đơn chất và 5 hợp chất.

  • B

    5 đơn chất và 4 hợp chất.

  • C

    3 đơn chất và 6 hợp chất. 

  • D

    6 đơn chất và 3 hợp chất.

Câu 6 :

Câu nào sau đây sai?

  • A

    Một đơn vị cacbon có khối lượng bằng \(\dfrac{1}{{12}}\)  khối lượng của nguyên tử cacbon

  • B

    Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt

  • C

    Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích dương

  • D

    Oxi là nguyên tố hóa học có khối lượng lớn nhất trong vỏ trái đất

Câu 7 :

Phương trình hóa học dùng để biểu diễn

  • A

    hiện tượng hóa học

  • B

    hiện tượng vật lí

  • C

    ngắn gọn phản ứng hóa học

  • D

    sơ đồ phản ứng hóa học

Câu 8 :

Trong một phản ứng hóa học các chất phản ứng và các chất sản phẩm phải chứa cùng:

  • A

    Số nguyên tử của mỗi nguyên tố

  • B

    Số nguyên tử trong mỗi chất

  • C
     Số nguyên tố tạo chất                                                       
  • D
     Số phân tử của mỗi chất
Câu 9 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào phản ánh bản chất của định luật bảo toàn khối lượng?

1. Trong phản ứng hoá học nguyên tử được bảo toàn, không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi.

2. Tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.

3. Trong phản ứng hoá học, nguyên tử không bị phân chia.

4. Số phần tử các chất sản phẩm bằng số phần tử các chất phản ứng.

  • A
    1 và 4
  • B
    1 và 3
  • C
    3 và 4 
  • D
    1 và 2
Câu 10 :

Dấu hiệu của phản ứng hóa học

  • A

    Thay đổi màu sắc       

  • B

    Tạo chất bay hơi hoặc chất kết tủa

  • C

    Tỏa nhiệt hoặc phát sáng        

  • D

    Tất cả đáp án

Câu 11 :

Phản ứng hóa học là

  • A

    Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất

  • B

    Quá trình biến đổi chất này thành chất khác

  • C

    Sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới

  • D

    Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất

Câu 12 :

Nước tự nhiên là:

  • A
    1 đơn chất                                     
  • B
    1 hỗn hợp                           
  • C
    1 chất tinh khiết                
  • D
     1 hợp chất
Câu 13 :

Cho PTPƯ: aAl + bHCl → cAlCl3 + dH2 . Các hệ số a,b,c,d nhận các giá trị lần lượt là:

  • A

    2, 6, 2, 3                                                                            

  • B

    2, 6, 3, 3

  • C
    2, 6, 3, 2                                                                            
  • D
     6, 2, 2, 3
Câu 14 :

Định luật (định lý) nào sau đây được ứng dụng nhiều trong bộ môn hoá học lớp 8:

  • A

    Định luật bảo toàn năng lượng.

  • B

    Định lý Pytago.

  • C

    Định luật bảo toàn động lượng.

  • D

    Định luật bảo toàn khối lượng.

Câu 15 :

Khí oxi do nguyên tố oxi tạo nên; nước do 2 nguyên tố: oxi và hidro tạo nên; tinh bột do 3 nguyên tố: cacbon, hidro và oxi tạo nên. Nguyên tố nào cho dưới đây là nguyên liệu cấu tạo chung của các chất này?

  • A
    Cacbon
  • B
    hidro. 
  • C
    Sắt.   
  • D
    Oxi     
Câu 16 :

Công thức hóa học của đồng sunfat, biết trong phân tử có 1 Cu, 1S và 4O

  • A

    CuSO4

  • B

    CuSO2

  • C
    CuSO                                
  • D
    CuS4O
Câu 17 :

Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Khối lượng của vật thể thay đổi như thế nào so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ?

  • A
    Tăng
  • B
    Giảm
  • C
    Không thay đổi
  • D
     Không xác định được
Câu 18 :

Nguyên tử của nguyên tố A có 12p. Hãy cho biết:

a. Tên và KHHH của A.

b. Số e của A.

c. Nguyên tử A nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H và O?

  • A
    Magie (Mg); số e =12; A nặng gấp 24 lần nguyên tử H và 1,5 lần nguyên tử O
  • B
    Magie (Mg); số e =12; A nặng gấp 12 lần nguyên tử H và 1,5 lần nguyên tử O
  • C
    Cacbon (C); số e =12; A nặng gấp 12 lần nguyên tử H và 1 lần nguyên tử O
  • D
    Cacbon (C); số e =12; A nặng gấp 24 lần nguyên tử H và 1,5 lần nguyên tử O
Câu 19 :

Khi nung miếng đồng ngoài không khí thấy khối lượng chất rắn sau phản ứng so với chất rắn ban đầu là:

  • A

    Nặng hơn

  • B

    Nhẹ hơn

  • C
    Bằng nhau                                                                          
  • D
    Không xác định được
Câu 20 :

Cách viết 5Na biểu diễn điều gì?

  • A

    5 nguyên tử natri            

  • B

    5 nguyên tố natri

  • C

    đây là nguyên tố natri

  • D

    đây là nguyên tử natri

Câu 21 :

Hai phân tử nitơ được viết dưới dạng kí hiệu là:

  • A
    2N.      
  • B
    4N.      
  • C
    2N2.
  • D
    N4.
Câu 22 :

Chọn các cụm từ thích hợp trong khung điền vào dấu….trong cách phát biếu dưới đây?

  • A
    (1) nguyên tử; (2) hóa trị, (3) khả năng; (4) liên kết
  • B
    (1) liên kết ; (2) nguyên tử ; (3) hóa trị ; (4) hóa trị
  • C
    (1) liên kết ; (2) nguyên tử ; (3) nguyên tử; (4) hóa trị
  • D
    (1) liên kết ; (2) nguyên tử ; (3) hóa trị; (4) khả năng.
Câu 23 :

Kí hiệu hoá học của sắt là:

  • A

    Al.

  • B

    Ba.

  • C

    Ca.

  • D

    Fe.

Câu 24 :

Khi nung  đá vôi ở  nhiệt độ cao người ta thu được các sản phẩm là cacbon đioxit và canxi oxit.  Chọn phương trình chữ đúng với phản ứng trên?

  • A
    Canxi oxit  +  cacbon đioxit → Canxi cacbonat  
  • B
    Canxi oxit    → Canxi cacbonat    +  cacbon đioxit
  • C
    Canxi cacbonat →Canxi oxit  + cacbon đioxit   
  • D
    Canxi cacbonat   +  Canxi oxit   → Cacbon đioxit
Câu 25 :

Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Số proton, notron trong B lần lượt là:

  • A
    9,10. 
  • B
    10,9. 
  • C
    9,9. 
  • D
    9,11
Câu 26 :

Nguyên tử của nguyên tố X có 11 proton. Chọn đáp án sai

  • A

    X là nguyên tố Natri

  • B

    Số electron trong X là 16

  • C

    Nguyên tử khối là 23 

  • D

    Số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 11

Câu 27 :

Hợp chất Alx(NO3)3 có phân tử khối là 213. Công thức phân tử của hợp chất là

  • A

    Al3(NO3)3.      

  • B

    Al2(NO3)3.      

  • C

    Al4(NO­3)3.

  • D

    Al(NO3)3

Câu 28 :

Biết Ba có hóa trị II và gốc PO4 có hóa trị III. Vậy công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố Ba và gốc PO4

  • A

    BaPO4            

  • B

    Ba2PO4

  • C

    Ba3PO4           

  • D

    Ba3(PO4)2

Câu 29 :

Hợp chất B trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau (X là nguyên tố chưa biết), biết nguyên tử X có khối lượng bằng 2 lần phân tử khí nitơ. Tìm CTHH của B.

  • A
    MgSO4
  • B
    BaSO4
  • C
    FeSO4
  • D
    CaSO4
Câu 30 :

Muối ăn gồm 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl. Biết phân tử khối của muối ăn gấp 29,25 lần phân tử khối của khí hiđro. Công thức hóa học của muối ăn là

  • A

    Na2Cl.

  • B

    NaCl2.

  • C

    NaCl.

  • D

    Na2Cl3.

Câu 31 :

Vành xe đạp bằng sắt bị phủ 1 lớp gỉ là chất rắn màu đỏ. Hiện tượng này là:

  • A

    Hiện tượng vật lí

  • B

    Hiện tượng hóa học

  • C
    Cả A và B đúng                                                                
  • D
     Cả A và B sai
Câu 32 :

Đốt cháy 1,6 g chất M cần 6,4 g khí oxi và thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ  mCO2 : mH2O = 11 : 9. Khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là:

  • A
    3,4 g và 4,6 g
  • B
    4,4 g và 3,6 g 
  • C
    5 g và 3 g
  • D
    4,2 g và 3,8 g 
Câu 33 :

Cho phương trình hóa học: AgNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Ag + NO2  + O2

Sử dụng phương pháp cân bằng kim loại – phi kim cân bằng phương trình trên và cho biết tỉ lệ hệ số các chất trong phương trình lần lượt là:

  • A
    4:2:7:1 
  • B

    2:2:2:1

  • C
    4:2:8:1 
  • D
    4:2:9:1
Câu 34 :

Cân bằng phương trình hóa học sau:  C3H4O + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO2 + H2O và cho biết hệ số của nguyên tố O2 sau khi phương trình cân bằng

  • A
    1.5.
  • B
    2.5.
  • C
    3.5.
  • D
    4.5.
Câu 35 :

Hợp chất của nguyên tố X với O là X2O3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH2. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là:

  • A

    XY     

  • B

    X2Y

  • C

    XY2

  • D

    X2Y3

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho các nguyên tố hóa học sau: Hiđro (H); Natri (Na); Cacbon (C); Clo (Cl); Magie (Mg); Sắt (Fe); Nhôm (Al). Số nguyên tố kim loại là:

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố kim loại là: Natri (Na); Magie (Mg); Sắt (Fe); Nhôm (Al) \( \to\) có 4 nguyên tố

Câu 2 :

Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt cơ bản là

  • A
    proton và nơtron.
  • B
    proton và electron.      
  • C
    nơtronvà electron.       
  • D
    proton, nơtron và electron.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hạt nhân nguyen tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt là: proton và  nơtron

Câu 3 :

Nước sông hồ thuộc loại:

  • A

    Đơn chất       

  • B

    Hợp chất          

  • C

    Chất tinh khiết

  • D

    Hỗn hợp

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nước sông hồ thuộc loại: hỗn hợp

Câu 4 :

Đâu là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng dưới đây?

  • A
    Nước sôi
  • B
    Nước bốc hơi
  • C
    Nước đóng băng
  • D
    Nước bị phân hủy tạo thành khí oxi và khí hiđro

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A , B, C là hiện tượng vật lí chỉ biến đổi trạng thái nước không làm biến đổi hóa học nước

D đúng

Câu 5 :

Trong các chất sau đây, có bao nhiêu đơn chất và bao nhiêu hợp chất?

a) Axit photphoric (chứa H, P, O).

b) Axit cacbonic do các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi tạo nên.

c) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên.

d) Khí ozon có công thức hóa học là O3.

e) Kim loại bạc tạo nên từ Ag.

f) Khí cacbonic tạo nên từ C, 2O.

g) Axit sunfuric tạo nên từ 2H, S, 4O.

h) Than chì tạo nên từ C.

i) Khí axetilen tạo nên từ 2C và 2H.

  • A

    4 đơn chất và 5 hợp chất.

  • B

    5 đơn chất và 4 hợp chất.

  • C

    3 đơn chất và 6 hợp chất. 

  • D

    6 đơn chất và 3 hợp chất.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên.

Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.

Lời giải chi tiết :

Những đơn chất là:

c) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên.

d) Khí ozon có công thức hóa học là O3.

e) Kim loại bạc tạo nên từ Ag.

h) Than chì tạo nên từ C.

Những hợp chất là:

a) Axit photphoric (chứa H, P, O).

b) Axit cacbonic do các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi tạo nên.

f) Khí cacbonic tạo nên từ C, 2O.

g) Axit sunfuric tạo nên từ 2H, S, 4O.

i) Khí axetilen tạo nên từ 2C và 2H.

Vậy có 4 đơn chất và 5 hợp chất.

Câu 6 :

Câu nào sau đây sai?

  • A

    Một đơn vị cacbon có khối lượng bằng \(\dfrac{1}{{12}}\)  khối lượng của nguyên tử cacbon

  • B

    Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt

  • C

    Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích dương

  • D

    Oxi là nguyên tố hóa học có khối lượng lớn nhất trong vỏ trái đất

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện

Câu 7 :

Phương trình hóa học dùng để biểu diễn

  • A

    hiện tượng hóa học

  • B

    hiện tượng vật lí

  • C

    ngắn gọn phản ứng hóa học

  • D

    sơ đồ phản ứng hóa học

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học

Câu 8 :

Trong một phản ứng hóa học các chất phản ứng và các chất sản phẩm phải chứa cùng:

  • A

    Số nguyên tử của mỗi nguyên tố

  • B

    Số nguyên tử trong mỗi chất

  • C
     Số nguyên tố tạo chất                                                       
  • D
     Số phân tử của mỗi chất

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến của phản ứng hóa học: Trong các phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. 

Lời giải chi tiết :

- Trong các phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

- Vì vậy trong một phản ứng hóa học các chất phản ứng và các chất sản phẩm phải chứa cùng: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

Câu 9 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào phản ánh bản chất của định luật bảo toàn khối lượng?

1. Trong phản ứng hoá học nguyên tử được bảo toàn, không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi.

2. Tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.

3. Trong phản ứng hoá học, nguyên tử không bị phân chia.

4. Số phần tử các chất sản phẩm bằng số phần tử các chất phản ứng.

  • A
    1 và 4
  • B
    1 và 3
  • C
    3 và 4 
  • D
    1 và 2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ghi nhớ định luật bảo toàn khối lượng.

Lời giải chi tiết :

Mệnh đề 1 đúng

Mệnh đề 2 đúng

Mệnh đề 3 sai vì phản ứng hóa học sẽ phân chia lại sự liên kết giữa các nguyên tử

Mệnh đề 4 sai vì số phần từ sản phẩm và phản ứng có thể khác nhau

Câu 10 :

Dấu hiệu của phản ứng hóa học

  • A

    Thay đổi màu sắc       

  • B

    Tạo chất bay hơi hoặc chất kết tủa

  • C

    Tỏa nhiệt hoặc phát sáng        

  • D

    Tất cả đáp án

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dấu hiệu của phản ứng hóa học là

- Có thể thay đổi màu sắc, trạng thái, mùi.

- Tỏa nhiệt, thu nhiệt hoặc phát sáng.

- Tạo ra kết tủa, bay hơi, hoặc đổi màu

Câu 11 :

Phản ứng hóa học là

  • A

    Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất

  • B

    Quá trình biến đổi chất này thành chất khác

  • C

    Sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới

  • D

    Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Câu 12 :

Nước tự nhiên là:

  • A
    1 đơn chất                                     
  • B
    1 hỗn hợp                           
  • C
    1 chất tinh khiết                
  • D
     1 hợp chất

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nước tự nhiên là: 1 hỗn hợp gồm nước có hòa tan lẫn muối và các chất khoáng

Câu 13 :

Cho PTPƯ: aAl + bHCl → cAlCl3 + dH2 . Các hệ số a,b,c,d nhận các giá trị lần lượt là:

  • A

    2, 6, 2, 3                                                                            

  • B

    2, 6, 3, 3

  • C
    2, 6, 3, 2                                                                            
  • D
     6, 2, 2, 3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 .

Các hệ số a,b,c,d nhận các giá trị lần lượt là: 2, 6, 2, 3

Câu 14 :

Định luật (định lý) nào sau đây được ứng dụng nhiều trong bộ môn hoá học lớp 8:

  • A

    Định luật bảo toàn năng lượng.

  • B

    Định lý Pytago.

  • C

    Định luật bảo toàn động lượng.

  • D

    Định luật bảo toàn khối lượng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A,C là các định luật dùng trong môn vật lí

B là định luật dùng trong môn toán học

D là định luật dùng trong môn hóa học

Câu 15 :

Khí oxi do nguyên tố oxi tạo nên; nước do 2 nguyên tố: oxi và hidro tạo nên; tinh bột do 3 nguyên tố: cacbon, hidro và oxi tạo nên. Nguyên tố nào cho dưới đây là nguyên liệu cấu tạo chung của các chất này?

  • A
    Cacbon
  • B
    hidro. 
  • C
    Sắt.   
  • D
    Oxi     

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cả 3 chất đều được cấu tạo chung từ nguyên tố oxi

Câu 16 :

Công thức hóa học của đồng sunfat, biết trong phân tử có 1 Cu, 1S và 4O

  • A

    CuSO4

  • B

    CuSO2

  • C
    CuSO                                
  • D
    CuS4O

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công thức hóa học của đồng sunfat CuSO4

Câu 17 :

Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Khối lượng của vật thể thay đổi như thế nào so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ?

  • A
    Tăng
  • B
    Giảm
  • C
    Không thay đổi
  • D
     Không xác định được

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có vật thể  + O2 → vật bị gỉ

Khối lượng của vật thể tăng so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ

Câu 18 :

Nguyên tử của nguyên tố A có 12p. Hãy cho biết:

a. Tên và KHHH của A.

b. Số e của A.

c. Nguyên tử A nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H và O?

  • A
    Magie (Mg); số e =12; A nặng gấp 24 lần nguyên tử H và 1,5 lần nguyên tử O
  • B
    Magie (Mg); số e =12; A nặng gấp 12 lần nguyên tử H và 1,5 lần nguyên tử O
  • C
    Cacbon (C); số e =12; A nặng gấp 12 lần nguyên tử H và 1 lần nguyên tử O
  • D
    Cacbon (C); số e =12; A nặng gấp 24 lần nguyên tử H và 1,5 lần nguyên tử O

Đáp án : A

Phương pháp giải :

a) Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học, số proton = số thứ tụ của nguyên tố trong bảng HTTH từ đó biết được tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó

b) số e = số p = ?

c) muốn biết nặng gấp bao nhiêu lần lấy nguyên tử khối của A chia cho nguyên tử khối của H ; O

Lời giải chi tiết :

a/ A là Magie: Mg

b/ Số e: 12

c/ NTK của A = 24 đ.v.C

 NTK của H = 1đ.v.C

 NTK của O = 16 đ.v.C

=> vậy nguyên tử Mg nặng gấp 1,5 lần nguyên tử O và nặng gấp 24 lần nguyên tử H.

Câu 19 :

Khi nung miếng đồng ngoài không khí thấy khối lượng chất rắn sau phản ứng so với chất rắn ban đầu là:

  • A

    Nặng hơn

  • B

    Nhẹ hơn

  • C
    Bằng nhau                                                                          
  • D
    Không xác định được

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có đồng +oxi → chất rắn mới

Theo bảo toàn khối lượng : mrắn  > mCu

Câu 20 :

Cách viết 5Na biểu diễn điều gì?

  • A

    5 nguyên tử natri            

  • B

    5 nguyên tố natri

  • C

    đây là nguyên tố natri

  • D

    đây là nguyên tử natri

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

5Na biểu diễn 5 nguyên tử Na

Câu 21 :

Hai phân tử nitơ được viết dưới dạng kí hiệu là:

  • A
    2N.      
  • B
    4N.      
  • C
    2N2.
  • D
    N4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào bài cách viết công thức hóa học.

Lời giải chi tiết :

2 phân tử nitơ viết dưới dạng 2N2

Câu 22 :

Chọn các cụm từ thích hợp trong khung điền vào dấu….trong cách phát biếu dưới đây?

  • A
    (1) nguyên tử; (2) hóa trị, (3) khả năng; (4) liên kết
  • B
    (1) liên kết ; (2) nguyên tử ; (3) hóa trị ; (4) hóa trị
  • C
    (1) liên kết ; (2) nguyên tử ; (3) nguyên tử; (4) hóa trị
  • D
    (1) liên kết ; (2) nguyên tử ; (3) hóa trị; (4) khả năng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung ghi nhớ bài hóa trị SGK hóa 8 – trang 37

Lời giải chi tiết :

Hóa trị là con số biểu thị khả năng (1) liên kết của nguyên tử nguyên tố này với (2) nguyên tử nguyên tố khác. Hóa trị được xác định theo (3) hóa trị của hiđro được chọn làm đơn vị và (4) hóa trị của oxi là hai đơn vị.

Câu 23 :

Kí hiệu hoá học của sắt là:

  • A

    Al.

  • B

    Ba.

  • C

    Ca.

  • D

    Fe.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Al là kí hiệu của nguyên tố nhôm

Ba là kí hiệu của nguyên tố bari

Ca là kí hiệu của nguyên tố canxi

Fe là kí hiệu của nguyên tố sắt

Câu 24 :

Khi nung  đá vôi ở  nhiệt độ cao người ta thu được các sản phẩm là cacbon đioxit và canxi oxit.  Chọn phương trình chữ đúng với phản ứng trên?

  • A
    Canxi oxit  +  cacbon đioxit → Canxi cacbonat  
  • B
    Canxi oxit    → Canxi cacbonat    +  cacbon đioxit
  • C
    Canxi cacbonat →Canxi oxit  + cacbon đioxit   
  • D
    Canxi cacbonat   +  Canxi oxit   → Cacbon đioxit

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương trình chữ:

Canxi cacbonat \( \to\) canxi oxit + cacbon đioxit

Câu 25 :

Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Số proton, notron trong B lần lượt là:

  • A
    9,10. 
  • B
    10,9. 
  • C
    9,9. 
  • D
    9,11

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hạt không mang điện là notron, chiếm 35,7% → n = ?

Dựa vào dữ kiện tổng số hạt là 36 tìm được nốt p = e = (28-n)/2 =?

Lời giải chi tiết :

Hạt không mang điện là notron, chiếm 35,7% \( \Rightarrow n = 28 \times \frac{{35,7\% }}{{100\% }} = 10\,\)(hạt)

Tổng số hạt proton và electron còn lại là: 28 – 10 = 18 (hạt)

Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton = số electron = 18/2 = 9 (hạt)

Câu 26 :

Nguyên tử của nguyên tố X có 11 proton. Chọn đáp án sai

  • A

    X là nguyên tố Natri

  • B

    Số electron trong X là 16

  • C

    Nguyên tử khối là 23 

  • D

    Số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 11

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết nguyên tố hóa học

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử của nguyên tố X có 11 proton => X là nguyên tố Na, có 11 electron và 11 proton trong nguyên tử

=> đáp án sai là B. số electron trong X là 16

Câu 27 :

Hợp chất Alx(NO3)3 có phân tử khối là 213. Công thức phân tử của hợp chất là

  • A

    Al3(NO3)3.      

  • B

    Al2(NO3)3.      

  • C

    Al4(NO­3)3.

  • D

    Al(NO3)3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Lập phương trình tính phân tử khối của Alx(NO3)3 theo x => giải x và kết luận công thức hóa học

Lời giải chi tiết :

Phân tử khối của Alx(NO3)3 là: x.27 + (14 + 16.3).3 = 213 => x = 1

=> công thức phân tử của hợp chất là: Al(NO3)3

Câu 28 :

Biết Ba có hóa trị II và gốc PO4 có hóa trị III. Vậy công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố Ba và gốc PO4

  • A

    BaPO4            

  • B

    Ba2PO4

  • C

    Ba3PO4           

  • D

    Ba3(PO4)2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Lập công thức hoá học của hợp chất 

+) Áp dụng quy tắc hóa trị

=> Công thức

Lời giải chi tiết :

Công thức dạng: Bax(PO4)y

Ta có: \({\mathop {Ba}\limits^{II} _x}{\left( {\mathop {P{O_4}}\limits^{III} } \right)_y}\) 

Áp dụng quy tắc hóa trị:  II . x = III . y

=> rút ra tỉ lệ: $\dfrac{x}{y} = \dfrac{3}{2}$

=> lấy x = 3 và y = 2

Câu 29 :

Hợp chất B trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau (X là nguyên tố chưa biết), biết nguyên tử X có khối lượng bằng 2 lần phân tử khí nitơ. Tìm CTHH của B.

  • A
    MgSO4
  • B
    BaSO4
  • C
    FeSO4
  • D
    CaSO4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ B trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau => được chỉ số chân của các nguyên tử trong hợp chất

+ Phân tử khối của X = 2 phân tử khối của nito => MX = 2. MN2 = ?

Lời giải chi tiết :

Hợp chất B gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau => CTHH chung của B là: XSO4

MX = 2.MN2 => MX = 2 . 28 = 56 -> X là sắt (Fe) 

=> CTHH của A là FeSO4

Câu 30 :

Muối ăn gồm 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl. Biết phân tử khối của muối ăn gấp 29,25 lần phân tử khối của khí hiđro. Công thức hóa học của muối ăn là

  • A

    Na2Cl.

  • B

    NaCl2.

  • C

    NaCl.

  • D

    Na2Cl3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Gọi công thức hóa học tổng quát của muối ăn  

Bước 2: Tính phân tử khối của muối ăn dựa vào phân tử khối của H

Bước 3: Lập bảng, biện luận giá trị => CTHH

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức hóa học của muối ăn là NaxCly 

Phân tử khối của khí H2 là 2 => phân tử khối của muối ăn là: 29,25.2 = 58,5

Hay:  ${M_{N{a_x}C{l_y}}} = 23{\text{x}} + 35,5y = 58,5$

Ta có bảng xét giá trị sau:

=> x = 1 và y = 1

=> CTHH của muối ăn là: NaCl

Câu 31 :

Vành xe đạp bằng sắt bị phủ 1 lớp gỉ là chất rắn màu đỏ. Hiện tượng này là:

  • A

    Hiện tượng vật lí

  • B

    Hiện tượng hóa học

  • C
    Cả A và B đúng                                                                
  • D
     Cả A và B sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng vành xe đạp bằng sắt bị phủ 1 lớp gỉ là chất rắn màu đỏ là: Hiện tượng hóa học

Câu 32 :

Đốt cháy 1,6 g chất M cần 6,4 g khí oxi và thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ  mCO2 : mH2O = 11 : 9. Khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là:

  • A
    3,4 g và 4,6 g
  • B
    4,4 g và 3,6 g 
  • C
    5 g và 3 g
  • D
    4,2 g và 3,8 g 

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Gọi khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là 11a và 9a

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mM + mO2 = mCO2 + mH2O

=> 1,6 + 6,4 = 11a + 9a

=> 8 = 20a => a = 0,4

=> mCO2 = 4,4g và mH2O = 3,6g

Câu 33 :

Cho phương trình hóa học: AgNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Ag + NO2  + O2

Sử dụng phương pháp cân bằng kim loại – phi kim cân bằng phương trình trên và cho biết tỉ lệ hệ số các chất trong phương trình lần lượt là:

  • A
    4:2:7:1 
  • B

    2:2:2:1

  • C
    4:2:8:1 
  • D
    4:2:9:1

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cân bằng theo thứ tự O, Ag, N.

Lời giải chi tiết :

PTHH: AgNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Ag + NO2  + O2

- Đầu tiên ta cân bằng nguyên tố O

- Ta thấy ở VP có tổng 4 nguyên tử trong NOvà Ocòn VT có 3 nguyên tử O trong AgNO3 → cần làm chẵn số nguyên tử O ở VT bằng cách đặt 2 trước AgNO3.

=> 2AgNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Ag + NO2  + O2

- Tiếp theo ta thấy VT có 2 nguyên tử Ag trong AgNO3 còn VP chỉ có 1 nguyên tử Ag → Đặt hệ số 2 trước Ag.

=> 2AgNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2Ag + NO2  + O2

- Tương tự ta thấy VT có 2 nguyên tử N trong AgNO3 còn VP chỉ có 1 nguyên tử N → Đặt hệ số 2 trước NO2.

=> 2AgNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2Ag + 2NO2  + O2

Vậy sau khi cân bằng hệ số các chất trong phương trình lần lượt là 2:2:2:1

Câu 34 :

Cân bằng phương trình hóa học sau:  C3H4O + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO2 + H2O và cho biết hệ số của nguyên tố O2 sau khi phương trình cân bằng

  • A
    1.5.
  • B
    2.5.
  • C
    3.5.
  • D
    4.5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp cân bằng phản ứng cháy hợp chất hữu cơ

+ Cân bằng C

+ Cân bằng H

+ Cuối cùng cân bằng O

Lời giải chi tiết :

- Ta thấy VT có 3 nguyên tử C trong C3H4O còn VP chỉ có 1 nguyên tử C trong CO2 → đặt hệ số 3 trước CO2

- Ta thấy VT có 4 nguyên tử H trong C3H4O còn VP chỉ có 2 nguyên tử H trong H2O → đặt hệ số 2 trước H2O

=> PTHH lúc này: C3H4O + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 3CO2 + 2H2O

- Tiếp ta thấy VP có 8 nguyên tử O (có 6 trong CO2 và 2 trong H2O) còn VT có 3 nguyên tử O (1 trong C3H4O và 2 trong O2) → đặt hệ số 3.5 trước O2

PTHH: C3H4O + 3.5O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 3CO2 + 2H2O

Vậy hệ số của O2 khi cân bằng là 3.5.

Câu 35 :

Hợp chất của nguyên tố X với O là X2O3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH2. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là:

  • A

    XY     

  • B

    X2Y

  • C

    XY2

  • D

    X2Y3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Ta có:  ${{\mathop X\limits^a} _2}{{\mathop O\limits^{II}} _3}$

Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III

+) Ta có:  $\mathop Y\limits^b {{\mathop H\limits^I} _2}$

Theo quy tắc hóa trị: b . 1 = I . 2 => b = II

+) Ta có:  ${{\mathop X\limits^{III}} _x}{{\mathop Y\limits^{II}} _y}$

Theo quy tắc hóa trị: III . x = II . y => tỉ lệ $\dfrac{x}{y}$

Lời giải chi tiết :

Gọi hóa trị của nguyên tố X là a

Ta có:  ${{\mathop X\limits^a} _2}{{\mathop O\limits^{II}} _3}$

Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III

Gọi hóa trị của nguyên tố Y là b

Ta có:  $\mathop Y\limits^b {{\mathop H\limits^I} _2}$

Theo quy tắc hóa trị: b . 1 = I . 2 => b = II

Gọi công thức hợp chất của X và Y là: XxYy

Ta có:  ${{\mathop X\limits^{III}} _x}{{\mathop Y\limits^{II}} _y}$

Theo quy tắc hóa trị: III . x = II . y => $\dfrac{x}{y} = \dfrac{2}{3}$

=> chọn x = 2 và y = 3

=> công thức hợp chất cần tìm là X2Y3

close