Đề kiểm tra 15 phút Hóa 9 chương 1: Các loại hợp chất vô cơ - Đề số 2

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4  loãng là:

  • A
    Fe, Cu, Mg.   
  • B
    Zn,  Fe, Cu.
  • C
    Zn, Fe, Al.    
  • D
    Fe, Zn, Ag
Câu 2 :

Nhóm chất  tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:

  • A
    Na2O,  SO3, CO2 .   
  • B
    K2O,  P2O5,  CaO.
  • C
    BaO,  SO3,  P2O5.   
  • D
    CaO, BaO, Na2O.
Câu 3 :

Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch H2SO4  loãng là:

  • A
    Zn,  ZnO, Zn(OH)2.   
  • B
    Cu,  CuO, Cu(OH)2.
  • C
    Na2O,  NaOH,  Na2CO3.   
  • D
    MgO, MgCO3, Mg(OH)2.
Câu 4 :

Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:

  • A
    Bari oxit và axit sunfuric loãng
  • B
    Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng
  • C
    Bari cacbonat và axit sunfuric loãng
  • D
    Bari clorua và axit sunfuric loãng
Câu 5 :

Nhóm chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng:

  • A
    ZnO,  BaCl2   
  • B
    CuO, BaCl2
  • C
    BaCl2,  Ba(NO3)2      
  • D
    Ba(OH)2, ZnO
Câu 6 :

Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4  loãng. Ta dùng kim loại

  • A
    Mg
  • B
    Ba
  • C
    Cu
  • D
    Zn
Câu 7 :

Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:

  • A
    K2SO4   
  • B
    Ba(OH)2   
  • C
    NaCl    
  • D
    NaNO3
Câu 8 :

Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohidric. Thể tích  khí Hiđro thu được ở đktc là:

  • A
    44,8 lít  
  • B
    4,48 lít 
  • C
    2,24 lít  
  • D
    22,4 lít
Câu 9 :

Cho 0,1mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là:

  • A
    13,6 g    
  • B
    1,36 g      
  • C
    20,4 g 
  • D
    27,2 g
Câu 10 :

Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

  • A
    2,5 lít  
  • B
    0,25 lít   
  • C
    3,5 lít    
  • D
    1,5 lít

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4  loãng là:

  • A
    Fe, Cu, Mg.   
  • B
    Zn,  Fe, Cu.
  • C
    Zn, Fe, Al.    
  • D
    Fe, Zn, Ag

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các kim loại đứng trước H2 mới phản ứng được với H2SO4 loãng

A, B loại vì Cu đứng sau H2

D loại vì Ag đứng sau H2

Câu 2 :

Nhóm chất  tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:

  • A
    Na2O,  SO3, CO2 .   
  • B
    K2O,  P2O5,  CaO.
  • C
    BaO,  SO3,  P2O5.   
  • D
    CaO, BaO, Na2O.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ghi nhớ tính chất hóa học của axit: làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, tác dụng với oxit bazo, bazo, kim loại đứng trước H, tác dụng với muối

Lời giải chi tiết :

Dễ thấy các đáp án đều là các oxit, oxit phản ứng với nước và dung dịch HCl thì oxit đó là oxit bazo

A loại vì SO3 và CO2 là oxit axit

B loại vì có P2O5 là oxit axit

C loại vì có SO3 và P2O5 là oxit axit

Câu 3 :

Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch H2SO4  loãng là:

  • A
    Zn,  ZnO, Zn(OH)2.   
  • B
    Cu,  CuO, Cu(OH)2.
  • C
    Na2O,  NaOH,  Na2CO3.   
  • D
    MgO, MgCO3, Mg(OH)2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ tính chất hóa học của axit: làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, tác dụng với oxit bazo, bazo, kim loại đứng trước H, tác dụng với muối

Lời giải chi tiết :

Oxit bazo, bazo và một số muối tác dụng được với dung dịch H2SO4  loãng

=> Đáp án: B vì có Cu đứng sau H2 không tác dụng được với H2SO4

Câu 4 :

Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:

  • A
    Bari oxit và axit sunfuric loãng
  • B
    Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng
  • C
    Bari cacbonat và axit sunfuric loãng
  • D
    Bari clorua và axit sunfuric loãng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

PTHH: BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + H2O + CO2

Câu 5 :

Nhóm chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng:

  • A
    ZnO,  BaCl2   
  • B
    CuO, BaCl2
  • C
    BaCl2,  Ba(NO3)2      
  • D
    Ba(OH)2, ZnO

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

* ZnO, CuO tan không có kết tủa

* BaCl2,  Ba(NO3)2 , Ba(OH)tan tạo kết tủa BaSOmàu trắng

Do đề bài hỏi nhóm chất tan tạo kết tủa trắng => Chỉ có nhóm BaCl2,  Ba(NO3)2 thoả mãn điều kiện 

Câu 6 :

Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4  loãng. Ta dùng kim loại

  • A
    Mg
  • B
    Ba
  • C
    Cu
  • D
    Zn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kim loại dùng để phân biệt được 2 axit nếu thoả mãn 1 trong 2 trường hợp sau:

+ Chỉ có 1 axit phản ứng và có hiện tượng nhìn rõ, axit còn lại không phản ứng

+ Cả 2 axit đều phản ứng nhưng có hiện tượng khác nhau 

Lời giải chi tiết :

+ Mg và Zn cả 2 axit đều phản ứng và có chung hiện tượng sủi bọt khí 

+ Cu cả 2 axit đều không phản ứng

+ Ba cả 2 axit đều phản ứng nhưng hiện tượng khác nhau. Với H2SO4 tác dụng với Ba xuất hiện khí và kết tủa trắng còn HCl chỉ xuất hiện khí

PTHH: Ba + H2SO4 → BaSO4↓ + H2

             Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

Câu 7 :

Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:

  • A
    K2SO4   
  • B
    Ba(OH)2   
  • C
    NaCl    
  • D
    NaNO3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

HCl phản ứng với Ba(OH)2 không có hiện tượng còn H2SO4 xuất hiện kết tủa trắng

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O

Ba(OH)2 + 2HCl \( \to\) BaCl2 + 2H2O

Câu 8 :

Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohidric. Thể tích  khí Hiđro thu được ở đktc là:

  • A
    44,8 lít  
  • B
    4,48 lít 
  • C
    2,24 lít  
  • D
    22,4 lít

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đổi số mol của Mg: nMg = mMg : MMg = ? (mol)

Viết PTHH xảy ra: Mg    +    2HCl →  MgCl2 + H2

Tính số mol của H2 theo số mol của Mg: nH2 = nMg = ? (mol)

=> VH2(đktc) = nH2×22,4 = ? (lít)

Lời giải chi tiết :

nMg = mMg : MMg = 4,8 : 24 = 0,2mol

PTHH:       Mg    +    2HCl →  MgCl+ H2

              1mol           2mol                   1mol

              0,2mol                                  ? mol

VH2 = nH2 . 22,4 = 0,2 . 22,4 = 4,48l

Câu 9 :

Cho 0,1mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là:

  • A
    13,6 g    
  • B
    1,36 g      
  • C
    20,4 g 
  • D
    27,2 g

Đáp án : A

Phương pháp giải :

PTHH:       Zn    +    2HCl →  ZnCl2 + H2

Theo PTHH: nZnCl2 = n­Zn = 0,1 (mol)

=> mZnCl2 = nZnCl2 . MZnCl2  = ? (g)

Lời giải chi tiết :

PTHH:       Zn    +    2HCl →  ZnCl+ H2

             1mol           2mol      1mol

           0,1mol                        ? mol

\({n_{ZnC{l_2}}} = \dfrac{{0,1.1}}{1} = 0,1mol.\)

ZnCl2 = n ZnCl2 . M ZnCl2 = 0,1 . (65 + 35,5 . 2) = 13,6

Câu 10 :

Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

  • A
    2,5 lít  
  • B
    0,25 lít   
  • C
    3,5 lít    
  • D
    1,5 lít

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số mol của MgCO: nMgCO3 = mMgCO3 : MMgCO3

Bước 2: Viết và cân bằng PTHH:       MgCO3    +    2HCl →  MgCl2 + H2O + CO2

Bước 3: Tính số mol của HCl từ PTHH: nHCl = 2nMgCO3

Bước 4: Tính VHCl = nHCl : CM

Lời giải chi tiết :

Bước 1: nMgCO3 = mMgCO3 : MMgCO3 = 21 : (24 + 12 + 48) = 0,25mol

Bước 2: PTHH:       MgCO3    +    2HCl →  MgCl+ H2O + CO2

                     1mol             2mol     

                    0,25mol          ? mol

Bước 3: \({n_{HCl}} = \dfrac{{0,25.2}}{1} = 0,5mol.\)

Bước 4: VHCl = nHCl : CM HCl = 0,5 : 2 = 0,25l

close