Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 9 chương 2: Kim loại - Đề số 1

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Quặng nào sau đây chứa thành phần chính là Al2O3:

  • A
    Boxit.
  • B
    Pirit.    
  • C

    Đolomit.          

  • D
    Apatit.
Câu 2 :

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

  • A
    1,12 lít.            
  • B
    2,24 lít.                        
  • C
    3,36 lít.            
  • D
    4,48 lít.
Câu 3 :

Một kim loại có những tính chất (vật lí và hóa học) như sau:

- Hợp kim của nó với các kim loại khác, được ứng dụng trong công nghệ chế tạo máy bay, tên lửa.

- Phản ứng mãnh liệt với axit clohiđric.

- Phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro

- Nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Đó là kim loại:

  • A

    kẽm

  • B

    vàng

  • C

    nhôm

  • D

    chì

Câu 4 :

Nhôm là kim loại

  • A

    dẫn điện và nhiệt tốt nhất trong số tất cả kim loại.

  • B

    dẫn điện và nhiệt đều kém.

  • C

    dẫn điện tốt nhưng dẫn nhiệt kém.

  • D

    dẫn điện và nhiệt tốt nhưng kém hơn đồng.

Câu 5 :

1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:

  • A

    7,86 g/cm3                  

  • B

    8,39 g/cm3           

  • C

    8,94 g/cm3             

  • D

    9,3 g/cm3

Câu 6 :

Cho các phương trình hóa học sau:

(1) Cu + Fe(NO3)2 → Fe + Cu(NO3)2.

(2) Al + FeSO4 → Fe + Al2(SO4)3

(3) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

(4) Ba + Na2SO4 + 2H2O → BaSO4 + 2NaOH + H2.

Số phương trình hóa học viết chưa đúng là

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 7 :

Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại:

  • A

    Ag, Cu                  

  • B

    Au, Ag                   

  • C

    Au, Al                    

  • D

    Ag, Al

Câu 8 :

Nhôm không tác dụng được với:

  • A
    HCl.
  • B
    H2SO4 loãng.   
  • C
    NaOH.
  • D
    NaCl.
Câu 9 :

Thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác, trong đó C chiếm khoảng

  • A

    trên 2% 

  • B

    5% đến 10%

  • C

    0,01% đến 2% 

  • D

    Không chứa C

Câu 10 :

Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là

  • A
    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. 
  • B
    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
  • C
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
  • D
    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.
Câu 11 :

Chọn câu đúng nhất khi nói đến tính chất hóa học của kim loại

  • A
    Dãy gồm các kim loại Mg, Al, Zn, Cu khi tác dụng với oxi (ở điều kiện thường) sẽ tạo thành các oxit bazơ tương ứng với nó.
  • B
    Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Mg, Ca) có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
  • C
    Hầu hết tất cả các kim loại có thể phản ứng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng để giải phóng khí hiđro và sinh ra muối.
  • D
    Ở nhiệt độ cao, các kim loại như Cu, Mg, Fe…phản ứng với lưu huỳnh tạo thành sản phẩm là muối sunfua tương ứng là CuS, MgS, FeS.
Câu 12 :

Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

  • A

    Cu, Ca, K, Ba

  • B

    Zn, Li, Na, Cu

  • C

    Ca, Mg, Li, Zn           

  • D

    K, Na, Ca, Ba

Câu 13 :

Tính chất vật lí nào sau đây của sắt khác với các kim loại khác?

  • A

    Dẫn nhiệt

  • B

    Tính nhiễm từ

  • C

    Dẫn điện

  • D

    Ánh kim

Câu 14 :

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

  • A

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit.

  • B

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.

  • C

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

  • D

    Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.

Câu 15 :

Công thức hóa học của nhôm là:

  • A
    Al.
  • B
    Cu.
  • C
    Fe.
  • D
    Zn.
Câu 16 :

Chất nào sau đây trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại

  • A

    O2.

  • B

    CO2.   

  • C

    H2O.

  • D

    N2.

Câu 17 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Gang là hợp kim của sắt chứa từ 1 - 3,1% là các nguyên tố C, Si, Mn, S và còn lại là Fe.

(2) Thép là hợp kim của sắt trong đó hàm lượng cacbon chiếm 0,01 - 2%.

(3) Thép được sử dụng trong ngành chế tạo máy và máy bay.

(4) Để luyện thép, người ta oxi hóa gang nóng chảy để loại phần lớn các nguyên tố C, P, Si, Mn, S.

(5) Thép đặc biệt là thép ngoài những nguyên tố có sẵn như thép thường còn thêm các nguyên tố được đưa vào là Cr, Ni, Mo, W, Mn, …

Số phát biểu đúng là

  • A

    4

  • B

    2

  • C

    5

  • D

    3

Câu 18 :

Ăn mòn kim loại do ma sát được gọi là:

  • A
    Ăn mòn vật lý.            
  • B
    Ăn mòn hóa học.        
  • C
    Ăn mòn sinh học.        
  • D
    Ăn mòn toán học.
Câu 19 :

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là :

  • A

    sự khử kim loại.                                              

  • B

    sự tác dụng của kim loại với nước.

  • C

    sự ăn mòn hóa học.                                        

  • D

    sự ăn mòn điện hoá học.

Câu 20 :

Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào dẫn điện tốt nhất ?

  • A

    Vàng (Au)              

  • B

    Bạc (Ag)             

  • C

    Đồng (Cu)              

  • D

    Nhôm (Al)

Câu 21 :

1 mol kali (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), khối lượng riêng 0,86 gam/cm3, có thể tích tương ứng là:

  • A

    50 cm3                 

  • B

    47 cm3                

  • C

    55, 4 cm3                

  • D

    45,35 cm3

Câu 22 :

Nhúng một thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn tăng 1,6 gam. Số mol CuSO4 đã tham gia phản ứng là:

  • A
    0,1 mol.           
  • B
    0,2 mol.                       
  • C

    0,3 mol.                 

  • D
    0,4 mol.
Câu 23 :

Cho phản ứng hóa học: x… + H2SO4 ->  FeSO4 + y…↑. Tổng (x + y) có thể là:

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 24 :

Chỉ dùng 1 chất để phân biệt 3 kim loại sau: Al, Ba, Mg?

  • A

    Dung dịch HCl           

  • B

    Nước

  • C

    Dung dịch NaOH 

  • D

    Dung dịch H2SO4

Câu 25 :

Cho 5,4 gam bột nhôm vào 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 3,6 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH là

  • A

    0,45M.

  • B

    1,00M.

  • C

    0,75M.

  • D

    0,50M.

Câu 26 :

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Fe2Ovà Al trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2. Mặt khác nếu cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Số mol Al trong X là

  • A

    0,3 mol.

  • B

    0,6 mol.

  • C

    0,4 mol.

  • D

    0,25 mol.

Câu 27 :

Hòa tan 8,4 gam Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

  • A

    2,24

  • B

    4,48

  • C

    3,36

  • D

    1,12

Câu 28 :

Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95% cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Giá trị của x là

  • A

    1235.

  • B

    1325.

  • C

    1324.

  • D

    1650.

Câu 29 :

Hòa tan hoàn toàn một kim loại R có hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 9,8% (loãng) vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa muối Y với nồng độ phần trăm là 14,394%. Kim loại R là:

  • A
    Mg.      
  • B
    Fe.       
  • C
    Zn.       
  • D
    Cu.
Câu 30 :

Hỗn hợp X gồm K và Al. Cho 12 gam hỗn hợp X vào một lượng dư nước thì thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc) và còn lại một phần chất rắn chưa tan. Nếu cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch KOH dư thì thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)?

  • A

    6,72 lít.

  • B

    11,2 lít.

  • C

    4,48 lít.

  • D

    8,96 lít.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Quặng nào sau đây chứa thành phần chính là Al2O3:

  • A
    Boxit.
  • B
    Pirit.    
  • C

    Đolomit.          

  • D
    Apatit.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ghi nhớ phản ứng điều chế Al trong công nghiệp

Lời giải chi tiết :

Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3

Thành phần chính của quặng Pirit là FeS2

Thành phần chính của quặng Đolomit là: MgCO3. CaCO3

Thành phần chính của quặng Apatit là: Ca3(PO4)2

Câu 2 :

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

  • A
    1,12 lít.            
  • B
    2,24 lít.                        
  • C
    3,36 lít.            
  • D
    4,48 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol Fe: \({n_{F{\text{e}}}} = \dfrac{{{m_{F{\text{e}}}}}}{{{M_{F{\text{e}}}}}} = ?(mol)\)

Bước 2: Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính mol H2 theo mol Fe

Bước 3: Tính \({V_{{H_2}(dktc)}} = {n_{{H_2}}}.22,4 = ?\)

Lời giải chi tiết :

\({n_{F{\text{e}}}} = \dfrac{{5,6}}{{56}} = 0,1\,\,(mol)\)

PTPƯ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑      

            0,1             →               0,1 (mol)

\( \to {V_{{H_2}(dktc)}} = 0,1.22,4 = 2,24\,\,lít\)

Câu 3 :

Một kim loại có những tính chất (vật lí và hóa học) như sau:

- Hợp kim của nó với các kim loại khác, được ứng dụng trong công nghệ chế tạo máy bay, tên lửa.

- Phản ứng mãnh liệt với axit clohiđric.

- Phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro

- Nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Đó là kim loại:

  • A

    kẽm

  • B

    vàng

  • C

    nhôm

  • D

    chì

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học, tính chất vật lí và ứng dụng của nhôm

Lời giải chi tiết :

Vì là kim loại phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro và nhẹ dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

=> kim loại đó là Al

Câu 4 :

Nhôm là kim loại

  • A

    dẫn điện và nhiệt tốt nhất trong số tất cả kim loại.

  • B

    dẫn điện và nhiệt đều kém.

  • C

    dẫn điện tốt nhưng dẫn nhiệt kém.

  • D

    dẫn điện và nhiệt tốt nhưng kém hơn đồng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thứ tự dẫn điện, dẫn nhiệt: Ag, Cu, Au, Al, Fe,…

Lời giải chi tiết :

Nhôm là kim loại dẫn điện và nhiệt tốt nhưng kém hơn đồng.

Thứ tự dẫn điện, dẫn nhiệt: Ag, Cu, Au, Al, Fe,…

Câu 5 :

1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:

  • A

    7,86 g/cm3                  

  • B

    8,39 g/cm3           

  • C

    8,94 g/cm3             

  • D

    9,3 g/cm3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức :  $D = \frac{m}{V}$

Lời giải chi tiết :

1 mol Cu có khối lượng 64 gam

Áp dụng công thức :  $D = \frac{m}{V} = \frac{{64}}{{7,16}} = 8,94\,\,gam/c{m^3}$

Câu 6 :

Cho các phương trình hóa học sau:

(1) Cu + Fe(NO3)2 → Fe + Cu(NO3)2.

(2) Al + FeSO4 → Fe + Al2(SO4)3

(3) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

(4) Ba + Na2SO4 + 2H2O → BaSO4 + 2NaOH + H2.

Số phương trình hóa học viết chưa đúng là

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức đã được học về tính chất hóa học của kim loại SGK hóa 9 – trang 49

Từ đó nhận biết được phương trình nào không xảy ra, hoặc viết sai.

Lời giải chi tiết :

(1) sai vì phản ứng không xảy ra vì Cu là kim loại đứng sau Fe trong dãy điện hóa nên không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối của nó.

(2) sai vì phương trình chưa được cân bằng

2Al + 3FeSO4 → 3Fe + Al2(SO4)3

(3) đúng

(4) đúng

Vậy có 2 phương trình chưa viết đúng

Câu 7 :

Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại:

  • A

    Ag, Cu                  

  • B

    Au, Ag                   

  • C

    Au, Al                    

  • D

    Ag, Al

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là Au và Ag (vàng và bạc)

Câu 8 :

Nhôm không tác dụng được với:

  • A
    HCl.
  • B
    H2SO4 loãng.   
  • C
    NaOH.
  • D
    NaCl.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của Al

+ Tác dụng với dd axit, dd bazo

+ Tác dụng với dd muối của kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa

Lời giải chi tiết :

Al không phản ứng được với NaCl

Câu 9 :

Thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác, trong đó C chiếm khoảng

  • A

    trên 2% 

  • B

    5% đến 10%

  • C

    0,01% đến 2% 

  • D

    Không chứa C

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác, trong đó C chiếm khoảng 0,01% đến 2% 

Câu 10 :

Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là

  • A
    K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. 
  • B
    Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
  • C
    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
  • D
    Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại:

- Sắp xếp lại các kim loại theo thức tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học.

Lời giải chi tiết :

- Thứ tự mức hoạt động hóa học của các kim loại trong dãy hoạt động hóa học là:

- Vậy thứ tự sắp xếp đúng là: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

Câu 11 :

Chọn câu đúng nhất khi nói đến tính chất hóa học của kim loại

  • A
    Dãy gồm các kim loại Mg, Al, Zn, Cu khi tác dụng với oxi (ở điều kiện thường) sẽ tạo thành các oxit bazơ tương ứng với nó.
  • B
    Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Mg, Ca) có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
  • C
    Hầu hết tất cả các kim loại có thể phản ứng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng để giải phóng khí hiđro và sinh ra muối.
  • D
    Ở nhiệt độ cao, các kim loại như Cu, Mg, Fe…phản ứng với lưu huỳnh tạo thành sản phẩm là muối sunfua tương ứng là CuS, MgS, FeS.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào bài học về tính chất hóa học của kim loại SGK hóa 9 – trang 49

Lời giải chi tiết :

A. sai vì kim loại Mg, Al, Zn, Cu khi tác dụng với oxi (ở điều kiện thích hợp) sẽ tạo thành các oxit bazơ tương ứng với nó.

B. Sai vì từ kim loại Mg trở về sau trong dãy điện hóa thì kim loại mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối

C. Sai vì phải là các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa mới phản ứng được với dd HCl và H2SO4 loãng sinh ra khí hiđro và muối.

D. đúng

Câu 12 :

Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

  • A

    Cu, Ca, K, Ba

  • B

    Zn, Li, Na, Cu

  • C

    Ca, Mg, Li, Zn           

  • D

    K, Na, Ca, Ba

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhóm kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là: K, Na, Ca, Ba

Câu 13 :

Tính chất vật lí nào sau đây của sắt khác với các kim loại khác?

  • A

    Dẫn nhiệt

  • B

    Tính nhiễm từ

  • C

    Dẫn điện

  • D

    Ánh kim

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí của sắt khác với các kim loại khác là: tính nhiễm từ

Câu 14 :

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

  • A

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit.

  • B

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.

  • C

    Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

  • D

    Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết tính chất hóa học chung của kim loại

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm: tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

Câu 15 :

Công thức hóa học của nhôm là:

  • A
    Al.
  • B
    Cu.
  • C
    Fe.
  • D
    Zn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Học thuộc tên và kí hiệu hóa học tương ứng của kim loại

Lời giải chi tiết :

CTHH của nhôm là Al

Câu 16 :

Chất nào sau đây trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại

  • A

    O2.

  • B

    CO2.   

  • C

    H2O.

  • D

    N2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Trong khí quyển chứa những khí trơ ở nhiệt độ thường, không gây ra sự ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

Chất trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại là N2 vì N2 là khí trơ ở điều kiện thường

Câu 17 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Gang là hợp kim của sắt chứa từ 1 - 3,1% là các nguyên tố C, Si, Mn, S và còn lại là Fe.

(2) Thép là hợp kim của sắt trong đó hàm lượng cacbon chiếm 0,01 - 2%.

(3) Thép được sử dụng trong ngành chế tạo máy và máy bay.

(4) Để luyện thép, người ta oxi hóa gang nóng chảy để loại phần lớn các nguyên tố C, P, Si, Mn, S.

(5) Thép đặc biệt là thép ngoài những nguyên tố có sẵn như thép thường còn thêm các nguyên tố được đưa vào là Cr, Ni, Mo, W, Mn, …

Số phát biểu đúng là

  • A

    4

  • B

    2

  • C

    5

  • D

    3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

(1) sai vì trong gang hàm lượng C chiếm 2 – 5% nên các nguyên tố C, Si, Mn, S chiếm ít nhất 2%

(3) sai vì thành phần của thép có chứa 18% W và 5% Cr nên rất cứng, ứng dụng để chế tạo máy cắt gọt, phay,… không dùng để chế tạo máy bay.

Câu 18 :

Ăn mòn kim loại do ma sát được gọi là:

  • A
    Ăn mòn vật lý.            
  • B
    Ăn mòn hóa học.        
  • C
    Ăn mòn sinh học.        
  • D
    Ăn mòn toán học.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

Ăn mòn kim loại do ma sát không làm thay đổi tính chất hóa học của kim loại => là ăn mòn vật lí

Câu 19 :

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là :

  • A

    sự khử kim loại.                                              

  • B

    sự tác dụng của kim loại với nước.

  • C

    sự ăn mòn hóa học.                                        

  • D

    sự ăn mòn điện hoá học.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là sự ăn mòn hóa học

Câu 20 :

Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào dẫn điện tốt nhất ?

  • A

    Vàng (Au)              

  • B

    Bạc (Ag)             

  • C

    Đồng (Cu)              

  • D

    Nhôm (Al)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kim loại nào dẫn điện tốt nhất là Ag

Câu 21 :

1 mol kali (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), khối lượng riêng 0,86 gam/cm3, có thể tích tương ứng là:

  • A

    50 cm3                 

  • B

    47 cm3                

  • C

    55, 4 cm3                

  • D

    45,35 cm3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức :  $V = \dfrac{m}{D}$

Lời giải chi tiết :

1 mol K có khối lượng 39 gam

Áp dụng công thức :  $V = \frac{m}{D} = \frac{{39}}{{0,86}} = 45,35\,\,c{m^3}$

Câu 22 :

Nhúng một thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn tăng 1,6 gam. Số mol CuSO4 đã tham gia phản ứng là:

  • A
    0,1 mol.           
  • B
    0,2 mol.                       
  • C

    0,3 mol.                 

  • D
    0,4 mol.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng

Gọi số mol của CuSO4 phản ứng là x (mol)

PTPƯ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

             x  ← x                              → x   (mol)

Khối lượng tăng: mtăng = mCu - mFe => 1,6 = 64x – 56x => x = ?(mol)

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của CuSO4 phản ứng là x (mol)

PTPƯ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

             x  ← x                              → x   (mol)

Khối lượng tăng: mtăng = mCu - mFe

=> 1,6 = 64x – 56x

=> 1,6 = 8x

=> x = 0,2 (mol)

Câu 23 :

Cho phản ứng hóa học: x… + H2SO4 ->  FeSO4 + y…↑. Tổng (x + y) có thể là:

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thấy sản phẩm có xuất hiện nguyên tố Fe => chất ban đầu có thể Fe hoặc các hợp chất của Fe

Nhưng chất phản ứng được với H2SO4 sinh ra khí thì chỉ có Fe

Từ đó viết PTHH và xác định được x, y =?

Lời giải chi tiết :

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

=> Tổng (x+y) = 1+1 = 2

Câu 24 :

Chỉ dùng 1 chất để phân biệt 3 kim loại sau: Al, Ba, Mg?

  • A

    Dung dịch HCl           

  • B

    Nước

  • C

    Dung dịch NaOH 

  • D

    Dung dịch H2SO4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt 3 kim loại Al, Ba, Mg ta dùng nước. Cho nước vào 3 mẫu kim loại, kim loại tốt trong nước và sủi bọt khí là Ba, 2 kim loại không tan trong nước là Al và Mg.

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

- Lấy dung dịch Ba(OH)2 vừa thu được đổ vào mẫu 2 kim loại còn lại, kim loại nào tan, sủi bọt khí là Al, kim loại không có hiện tượng gì là Mg

2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

Câu 25 :

Cho 5,4 gam bột nhôm vào 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 3,6 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH là

  • A

    0,45M.

  • B

    1,00M.

  • C

    0,75M.

  • D

    0,50M.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 x   →    x                      →                     1,5x

+) Khối lượng dung dịch tăng 3,6 gam => ∆mtăng = mAl – mH2 = 3,6 gam

+) nNaOH = nAl phản ứng

Lời giải chi tiết :

nAl = 0,2 mol

Gọi số mol Al phản ứng là x mol

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 x   →    x                      →                     1,5x

Khối lượng dung dịch tăng 3,6 gam => ∆mtăng = mAl – mH2 = 3,6 gam

=> 27x – 1,5x.2 = 3,6 => x = 0,15 mol

Theo PT: nNaOH = nAl phản ứng = 0,15 mol

$ = > {C_{M\,\,NaOH}} = \frac{{0,15}}{{0,2}} = 0,75M$

Câu 26 :

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Fe2Ovà Al trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2. Mặt khác nếu cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Số mol Al trong X là

  • A

    0,3 mol.

  • B

    0,6 mol.

  • C

    0,4 mol.

  • D

    0,25 mol.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

0,2 mol                       ←                      0,3 mol

2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2

0,2 mol            →          0,3 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 mol          ←          0,1 mol

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

0,1 mol            ←           0,1 mol

Lời giải chi tiết :

Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2 => trong Y chứa Al dư

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

0,2 mol                       ←                      0,3 mol

=> nAl dư = 0,2 mol

Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2

2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2

0,2 mol            →          0,3 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 mol          ←          0,1 mol

Phản ứng nhiệt nhôm:

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

0,1 mol            ←           0,1 mol

=> ∑nAl ban đầu = nAl dư + nAl phản ứng = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol

Câu 27 :

Hòa tan 8,4 gam Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

  • A

    2,24

  • B

    4,48

  • C

    3,36

  • D

    1,12

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Tính số mol Fe => số mol H2

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,15 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,15 mol        →          0,15 mol

=> V = 0,15.22,4 = 3,36 lít

Câu 28 :

Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95% cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Giá trị của x là

  • A

    1235.

  • B

    1325.

  • C

    1324.

  • D

    1650.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Viết sơ đồ phản ứng

+) Tính khối lượng Fe có trong 800 tấn gang

+) Nhân chéo tính khối lượng Fe3O4 lí thuyết => Fe3O4 thực tế

 

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ phản ứng: Fe3O4 → 3Fe

${m_{Fe}} = \frac{{800.95}}{{100}} = {\text{ }}760$ tấn

${m_{F{e_3}{O_4}}} = \frac{{760.232{\text{ }}}}{{3.56}}.\frac{{100}}{{99}}.\frac{{{\text{ }}100}}{{80}}$ = 1325,16 tấn

Câu 29 :

Hòa tan hoàn toàn một kim loại R có hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 9,8% (loãng) vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa muối Y với nồng độ phần trăm là 14,394%. Kim loại R là:

  • A
    Mg.      
  • B
    Fe.       
  • C
    Zn.       
  • D
    Cu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặt số mol R = 1 (mol)

PTPƯ: R + H2SO4 → RSO4 + H2

           1   →1         →1          →1   (mol)

\({m_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{{H_2}S{O_4}}}.{M_{{H_2}S{O_4}}} = 1.98 = 98\,\,gam\)

\({m_{dung\,\,dich\,\,{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{{{m_{{H_2}S{O_4}}}}}{{C\% }}.100\%  = ?\,\,(g)\)

Khối lượng dung dịch sau là:

\({m_{dung\,\,dich\,\,sau}} = {m_R} + {m_{dung\,\,dich\,\,{H_2}S{O_4}}} - {m_{{H_2}}} = ?\)

Muối Y là: RSO4: 1 (mol) \( \to\) mRSO4 = (R +96) g

Nồng độ phần trăm của muối Y là:

\(C{\% _{R{\text{S}}{O_4}}} = \dfrac{{{m_{R{\text{S}}{O_4}}}}}{{{m_{dung\,\,dich\,\,sau}}}}.100\%  \to R = ?\)

Lời giải chi tiết :

Đặt số mol R = 1 (mol)

PTPƯ: R + H2SO4 → RSO4 + H2

           1   →1         →1          →1   (mol)

\({m_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{{H_2}S{O_4}}}.{M_{{H_2}S{O_4}}} = 1.98 = 98\,\,gam\)

\({m_{dung\,\,dich\,\,{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{{{m_{{H_2}S{O_4}}}}}{{C\% }}.100\%  = 1000\,\,(g)\)

Khối lượng dung dịch sau là:

\({m_{dung\,\,dich\,\,sau}} = {m_R} + {m_{dung\,\,dich\,\,{H_2}S{O_4}}} - {m_{{H_2}}} = R + 1000 - 1.2\)

\( \to {m_{dung\,\,dich\,\,sau}} = R + 998\) (g)

Muối Y là: RSO4: 1 (mol) \( \to\) mRSO4 = (R +96) g

Nồng độ phần trăm của muối Y là:

\(\eqalign{
& \% RS{O_4} = {{{m_{RS{O_4}}}} \over {{m_{dd\,sau}}}}.100\% \cr
& \Rightarrow 14,394\% = {{R + 96} \over {R + 998}}.100\% \cr
& \Rightarrow 14,394R + 14365,212 = 100R + 9600 \cr
& \Rightarrow 85,606R = 4765,212 \cr
& \Rightarrow R \approx 56(Fe) \cr} \)

Câu 30 :

Hỗn hợp X gồm K và Al. Cho 12 gam hỗn hợp X vào một lượng dư nước thì thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc) và còn lại một phần chất rắn chưa tan. Nếu cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch KOH dư thì thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)?

  • A

    6,72 lít.

  • B

    11,2 lít.

  • C

    4,48 lít.

  • D

    8,96 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cho hỗn hợp X vào nước, K phản ứng hết tạo KOH và Al phản ứng với KOH và còn dư => tính số mol theo KOH

2K + 2H2O → 2KOH + H2

 x           →         x   →   0,5x

2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

 x   ←   x                   →                   1,5x

+) mhh X = mK + mAl phản ứng + mAl dư

Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH dư => K phản ứng hết với H2O và Al phản ứng hết với KOH

2K + 2H2O → 2KOH + H2

0,1 mol           →           0,1 mol

2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

0,3 mol                    →                      0,45 mol

Lời giải chi tiết :

Phần chất rắn chưa tan là Al còn dư

Gọi nK = x mol

Cho hỗn hợp X vào nước, K phản ứng hết tạo KOH và Al phản ứng với KOH và còn dư => tính số mol theo KOH

2K + 2H2O → 2KOH + H2

 x           →         x   →   0,5x

2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

 x   ←   x                   →                   1,5x

$ = > \sum {{n_{{H_2}}} = 0,5{\text{x}} + 1,5{\text{x}} = 0,2\,\, = > x = 0,1\,\,mol} $

Ta có: mhh X = mK + mAl phản ứng + mAl dư

=> mAl dư = 12 – 0,1.39 – 0,1.27 = 5,4 gam

=> nAl trong hh X = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol

Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH dư => K phản ứng hết với H2O và Al phản ứng hết với KOH

2K + 2H2O → 2KOH + H2

0,1 mol           →       0,05 mol

2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

0,3 mol                    →                      0,45 mol

$ = > \sum {{n_{{H_2}}} = 0,05 + 0,45 = 0,5\,mol\,\, = > \,\,V = 11,2} $ lít

close