Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 12 chương 7: Crom - Sắt - Đồng - Đề số 2

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Để điều chế FeCl2, người ta có thể dùng cách nào sau đây ?

  • A

    FeO + Cl2.

  • B

    FeCl3 + Fe.

  • C

    Fe + NaCl.

  • D

    Fe + Cl2.

Câu 2 :

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó cacbon chiếm

  • A

    trên 15%.

  • B

    từ 2 – 5%.

  • C

    từ 8 – 12%.

  • D

    từ 0 – 2%.

Câu 3 :

Trường hợp không xảy ra phản ứng hoá học là:

  • A

    Fe + dung dịch FeCl3.

  • B

    Fe + dung dịch HCl.

  • C

    Cu + dung dịch FeCl3.

  • D

    Cu + dung dịch FeCl2.

Câu 4 :

Có thể đựng axit nào sau đây trong bình sắt ?

  • A

    HCl loãng.

  • B

    H2SO4 loãng.

  • C

    HNO3 đặc nguội.

  • D

    HNO3 đặc nóng.

Câu 5 :

Cho các dung dịch: HCl, NaOH, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2

  • A

    1

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    4

Câu 6 :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là

  • A

    Tính oxi hóa.

  • B

    Tính khử.

  • C

    tính bazơ.

  • D

    Tính oxi hóa và tính khử.

Câu 7 :

Gang và thép là những hợp kim của sắt, có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong đời sống. Gang và thép có những điểm khác biệt nào sau đây:

  • A

    Hàm lượng cacbon trong gang cao hơn trong thép.

  • B

    Thép dẻo và bền hơn gang.

  • C

    Gang giòn cứng cứng hơn thép.

  • D

    A, B, C đúng.

Câu 8 :

Có thể phát hiện ra dấu vết của nước trong ancol etylic bằng cách dùng

  • A

    MgSO4 khan

  • B

    CuSO4 khan.

  • C

    CaSO4 khan.

  • D

    Na2SO4 khan.

Câu 9 :

Phương trình hóa học nào sau đây viết không đúng ?

  • A

    Fe + S $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ FeS.

  • B

    4Fe + 3O2 (kk) $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe2O3.

  • C

    2Fe + 3Cl2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2FeCl3

  • D

    Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.

Câu 10 :

Đồ vật làm bằng Ag để lâu ngày trong không khí có thể bị xám đen vì:

  • A

    Ag tác dụng với O2 của không khí.

  • B

    Ag tác dụng với H2S có trong không khí.

  • C

    Ag tác dụng với dung dịch HCl có trong không khí.

  • D

    Ag tác dụng với H2O và O2 có trong không khí.

Câu 11 :

Cho Br2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH thì sản phẩm thu được có chứa:

  • A

    CrBr3.

  • B

    Na[Cr(OH)4].

  • C

    Na2CrO4­.

  • D

    Na2Cr2O7.

Câu 12 :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (III) là

  • A

    Tính oxi hóa.

  • B

    Tính khử.

  • C

    Tính bazơ.

  • D

    Tính oxi hóa và tính khử.

Câu 13 :

Quặng sắt manhetit có thành phần chính là

  • A

    Fe2O3.

  • B

    FeCO3.

  • C

    Fe3O4.

  • D

    FeS2.

Câu 14 :

Cấu hình electron của Ag (Z = 47) là

  • A

    [Kr]4d75s4.     

  • B

    [Kr]4d85s2.     

  • C

    [Kr]4d105s1.

  • D

    [Kr]4d95s3

Câu 15 :

Phản ứng nào sau đây không đúng? (trong điều kiện thích hợp)

  • A

    2Cr + KClO3­ → Cr2O3 + KCl.

  • B

    2Cr + 3KNO3 → Cr2O3 + 3KNO2

  • C

    2Cr + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2.

  • D

    2Cr + N2 → 2CrN

Câu 16 :

Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch

  • A

    FeCl3.

  • B

    CuSO4.

  • C

    AgNO3.

  • D

    MgCl2.

Câu 17 :

Cấu hình electron của ion Cr3+

  • A

    [Ar]3d5.

  • B

    [Ar]3d4.

  • C

    [Ar]3d3

  • D

    [Ar]3d2.

Câu 18 :

Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:

  • A

    Fe(NO3)3.

  • B

    Fe(NO3)2.

  • C

    Fe(NO3)2, Cu(NO3)2

  • D

    Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.

Câu 19 :

Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là:

  • A

    Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.          

  • B

    Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.

  • C

    Fe(NO3)2.

  • D

    Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.

Câu 20 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

$Fe{{(N{{O}_{3}})}_{2}}\xrightarrow{to}X\xrightarrow{+HCl}Y\xrightarrow{+Z}T\xrightarrow{to}X$

Cho các chất: NaCl, KOH, AgNO3, Cu(OH)2. Có bao nhiêu chất có thể thỏa mãn Z trong sơ đồ trên?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 21 :

Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành như sau: Đun sôi dung dịch NaOH sau đó cho nhanh dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH này. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là?

  • A

    Phân hủy hết muối cacbonat, tránh việc tạo kết tủa FeCO3.

  • B

    Đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III).

  • C

    Để nước khử Fe(III) thành Fe(II).

  • D

    Đẩy nhanh tốc độ phản ứng. 

Câu 22 :

Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95% cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Giá trị của x là

  • A

    1235.

  • B

    1325.

  • C

    1324.

  • D

    1650.

Câu 23 :

Nung 8,4 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hoà tan m gam hỗn hợp X bằng HNO3 dư, thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là:

  • A

    11,2 gam.           

  • B

    25,2 gam.             

  • C

    43,87 gam           

  • D

    6,8 gam.

Câu 24 :

Hoà tan hoàn toàn 49,6 gam hh X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng H2SO4 đặc, nóng thu  được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2(đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của oxi trong hỗn hợp X và khối lượng muối trong dung dịch Y lần lượt là:

  • A

    20,97% và 140 gam.                                

  • B

    37,50% và 140 gam.                 

  • C

    20,97% và 180 gam                                 

  • D

    37,50% và 120 gam.

Câu 25 :

Thực hiện hai thí nghiệm:

TN 1: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO1M thoát ra V1 lít NO.

TN 2: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M.

thoát ra V2 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là

  • A

    V2 = V1.                 

  • B

    V2 = 2V1.

  • C

    V2 = 2,5V1.      

  • D

    V2 = 1,5V1.

Câu 26 :

A là chất bột màu lục thẫm không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy A với NaOH trong không khí thu được chất B có màu vàng dễ tan trong nước. B tác dụng với axit chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khử thành chất A. Chất C oxi hóa HCl thành khí D.

Chọn phát biểu sai:

  • A

    A là Cr2O3      

  • B

    B là Na2CrO4

  • C

    C là Na2Cr2O7

  • D

    D là khí H2

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là

  • A

    0,78 gam             

  • B

    3,12 gam 

  • C

    1,74 gam  

  • D

    1,19 gam

Câu 28 :

Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được khí NO ( sản phẩm khử duy nhất của N+5) và  m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A

    7,36.

  • B

    8,61

  • C

    9,15.                                  

  • D

    10,23.

Câu 29 :

Hòa tan 58,4 gam hỗn hợp muối khan AlCl3 và CrCl3 vào nước, thêm dư dung dịch NaOH vào sau đó tiếp tục thêm nước clo rồi lại thêm dư dung dịch BaCl2 thì thu được 50,6 gam kết tủa. Thành phần % khối lượng của các muối trong hỗn hợp đầu là

  • A

    45,7% AlCl3 và 54,3% CrCl3                   

  • B

    46,7% AlCl3 và 53,3% CrCl3      

  • C

    47,7% AlCl3 và 52,3% CrCl

  • D

    48,7% AlCl3 và 51,3% CrCl3

Câu 30 :

Hỗn hợp X gồm Fe3O4, CuO, Al, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X (to), sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?

  • A

    9,5.

  • B

    8,5.

  • C

    8,0.

  • D

    9,0.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Để điều chế FeCl2, người ta có thể dùng cách nào sau đây ?

  • A

    FeO + Cl2.

  • B

    FeCl3 + Fe.

  • C

    Fe + NaCl.

  • D

    Fe + Cl2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

2FeCl3 + Fe → 3FeCl2

Câu 2 :

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó cacbon chiếm

  • A

    trên 15%.

  • B

    từ 2 – 5%.

  • C

    từ 8 – 12%.

  • D

    từ 0 – 2%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó cacbon chiếm từ 2 – 5%.

Câu 3 :

Trường hợp không xảy ra phản ứng hoá học là:

  • A

    Fe + dung dịch FeCl3.

  • B

    Fe + dung dịch HCl.

  • C

    Cu + dung dịch FeCl3.

  • D

    Cu + dung dịch FeCl2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trường hợp không xảy ra phản ứng hoá học là Cu + dung dịch FeCl2.

Câu 4 :

Có thể đựng axit nào sau đây trong bình sắt ?

  • A

    HCl loãng.

  • B

    H2SO4 loãng.

  • C

    HNO3 đặc nguội.

  • D

    HNO3 đặc nóng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bình sắt có thể đựng được axit HNO3 đặc nguội vì sắt bị thụ động trong HNO3 đặc nguội

Câu 5 :

Cho các dung dịch: HCl, NaOH, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2

  • A

    1

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết đồng và hợp chất của đồng

Lời giải chi tiết :

Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là HCl, NH3

Câu 6 :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là

  • A

    Tính oxi hóa.

  • B

    Tính khử.

  • C

    tính bazơ.

  • D

    Tính oxi hóa và tính khử.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là tính oxi hóa và tính khử.

Câu 7 :

Gang và thép là những hợp kim của sắt, có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong đời sống. Gang và thép có những điểm khác biệt nào sau đây:

  • A

    Hàm lượng cacbon trong gang cao hơn trong thép.

  • B

    Thép dẻo và bền hơn gang.

  • C

    Gang giòn cứng cứng hơn thép.

  • D

    A, B, C đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Hàm lượng cacbon trong gang là 2 – 5%, trong thép là 0,01 – 2% => trong gang cao hơn trong thép.

Thép dẻo và bền hơn gang.

Gang giòn cứng cứng hơn thép.

Câu 8 :

Có thể phát hiện ra dấu vết của nước trong ancol etylic bằng cách dùng

  • A

    MgSO4 khan

  • B

    CuSO4 khan.

  • C

    CaSO4 khan.

  • D

    Na2SO4 khan.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Có thể phát hiện ra dấu vết của nước trong ancol etylic bằng cách dùng CuSO4 khan vì

CuSO4 + nH2O → CuSO4.nH2O

Trắng                         xanh

Câu 9 :

Phương trình hóa học nào sau đây viết không đúng ?

  • A

    Fe + S $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ FeS.

  • B

    4Fe + 3O2 (kk) $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe2O3.

  • C

    2Fe + 3Cl2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2FeCl3

  • D

    Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học viết không đúng là : 4Fe + 3O2(kk) $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe2O3

Vì Fe cháy trong oxi không khí sinh ra oxit sắt từ Fe3O­4

Câu 10 :

Đồ vật làm bằng Ag để lâu ngày trong không khí có thể bị xám đen vì:

  • A

    Ag tác dụng với O2 của không khí.

  • B

    Ag tác dụng với H2S có trong không khí.

  • C

    Ag tác dụng với dung dịch HCl có trong không khí.

  • D

    Ag tác dụng với H2O và O2 có trong không khí.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết một số kim loại khác

Lời giải chi tiết :

Đồ vật làm bằng Ag để lâu ngày trong không khí có thể bị xám đen vì: Ag tác dụng với H2S có trong không khí.

Câu 11 :

Cho Br2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH thì sản phẩm thu được có chứa:

  • A

    CrBr3.

  • B

    Na[Cr(OH)4].

  • C

    Na2CrO4­.

  • D

    Na2Cr2O7.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

2CrCl3 + 3Br2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 6NaCl + 8H2

Câu 12 :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (III) là

  • A

    Tính oxi hóa.

  • B

    Tính khử.

  • C

    Tính bazơ.

  • D

    Tính oxi hóa và tính khử.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa

Câu 13 :

Quặng sắt manhetit có thành phần chính là

  • A

    Fe2O3.

  • B

    FeCO3.

  • C

    Fe3O4.

  • D

    FeS2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quặng sắt manhetit có thành phần chính là Fe3O4

Câu 14 :

Cấu hình electron của Ag (Z = 47) là

  • A

    [Kr]4d75s4.     

  • B

    [Kr]4d85s2.     

  • C

    [Kr]4d105s1.

  • D

    [Kr]4d95s3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết một số kim loại khác

Lời giải chi tiết :

Cấu hình electron của Ag (Z = 47) là [Kr]4d105s1.

Câu 15 :

Phản ứng nào sau đây không đúng? (trong điều kiện thích hợp)

  • A

    2Cr + KClO3­ → Cr2O3 + KCl.

  • B

    2Cr + 3KNO3 → Cr2O3 + 3KNO2

  • C

    2Cr + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2.

  • D

    2Cr + N2 → 2CrN

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Phản ứng nào sau đây không đúng là 2Cr + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2.   

Vì Cr phản ứng với H2SO4 loãng sinh ra muối CrSO4 và khí H2

Câu 16 :

Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch

  • A

    FeCl3.

  • B

    CuSO4.

  • C

    AgNO3.

  • D

    MgCl2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kim loại Fe không đẩy được Mg ra khỏi muối MgCl2

Câu 17 :

Cấu hình electron của ion Cr3+

  • A

    [Ar]3d5.

  • B

    [Ar]3d4.

  • C

    [Ar]3d3

  • D

    [Ar]3d2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

- Cấu hình e của Cr là [Ar]3d54s1 => cấu hình electron của ion Cr3+ là [Ar]3d3

Câu 18 :

Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:

  • A

    Fe(NO3)3.

  • B

    Fe(NO3)2.

  • C

    Fe(NO3)2, Cu(NO3)2

  • D

    Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Các phản ứng xảy ra:

Cu(dư) + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag                           

Cu(NO3)2 + Fe(dư) → Fe(NO3)2 + Cu

Vậy dung dịch Y chứa Fe(NO3)2.

Câu 19 :

Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là:

  • A

    Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.          

  • B

    Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.

  • C

    Fe(NO3)2.

  • D

    Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra Þ trong Z có chứa Fe.

- Vì lượng Fe còn dư sau phản ứng nên khi cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thì dung dịch Y thu được chỉ có chứa Fe(NO3)2.

Câu 20 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

$Fe{{(N{{O}_{3}})}_{2}}\xrightarrow{to}X\xrightarrow{+HCl}Y\xrightarrow{+Z}T\xrightarrow{to}X$

Cho các chất: NaCl, KOH, AgNO3, Cu(OH)2. Có bao nhiêu chất có thể thỏa mãn Z trong sơ đồ trên?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất sắt

Lời giải chi tiết :

X: Fe2O3
Y: FeCl3

NaCl, Cu(OH)2 không tác dụng FeCl3 → Loại.

KOH, AgNO3 thỏa mãn

Câu 21 :

Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành như sau: Đun sôi dung dịch NaOH sau đó cho nhanh dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH này. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là?

  • A

    Phân hủy hết muối cacbonat, tránh việc tạo kết tủa FeCO3.

  • B

    Đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III).

  • C

    Để nước khử Fe(III) thành Fe(II).

  • D

    Đẩy nhanh tốc độ phản ứng. 

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III).

Câu 22 :

Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95% cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Giá trị của x là

  • A

    1235.

  • B

    1325.

  • C

    1324.

  • D

    1650.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp kim sắt

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ phản ứng: Fe3O4 → 3Fe

mFe = $\frac{{800.95}}{{100}}$ = 760 tấn

mFe3O4 = $\frac{{760.232{\rm{ }}}}{{3.56}}.\frac{{100}}{{99}}.\frac{{{\rm{ }}100}}{{80}}$= 1325,16 tấn

Câu 23 :

Nung 8,4 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hoà tan m gam hỗn hợp X bằng HNO3 dư, thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là:

  • A

    11,2 gam.           

  • B

    25,2 gam.             

  • C

    43,87 gam           

  • D

    6,8 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cách 1: Sử dụng phương pháp quy đổi

Quy đổi hỗn hợp X về hai chất Fe và Fe2O3 hoà tan hỗn hợp X vào dung dịch HNO3

Bảo toàn e: nNO2 = 3nFe => nFe = 0,1 / 3 mol

\( + )\,{n_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{1}{2}{n_{Fe}} = \frac{{0,35}}{{2.3}}\) 

Cách 2: Quy đổi hổn hợp X về hai chất FeO và Fe2O3

\(\begin{array}{l}2Fe + {O_2}\, \to \,2FeO\\0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\end{array}\)              \(\begin{array}{l}4Fe + 3{O_2}\, \to \,2F{e_2}{O_3}\\0,05\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,025mol\end{array}\)  

Cách 3: Quy hỗn hợp X về một chất FexOy:

FexOy + (6x - 2y) HNO3 → xFe(NO3)3 + (3x - 2y) NO2 + (3x -y) H2O

\(\frac{{0,1}}{{3x - 2y}}\)mol                                                               0,1mol

Bảo toàn Fe Þ \({n_{Fe}} = \frac{{8,4}}{{56}} = \frac{{0,1.x}}{{3x - 2y}}\, \Rightarrow \,\frac{x}{y} = \frac{6}{7}\) => Fe6O7 (M = 448)

Cách 4:  áp dụng công thức giải nhanh.

\({m_{Fe}} = \frac{{7.{m_{hh}} + 56.{n_e}}}{{10}} =  > {m_{hh}} = \frac{{10.{m_{Fe}} - 56.{n_e}}}{7}\)

Lời giải chi tiết :

Cách 1: Sử dụng phương pháp quy đổi

Quy đổi hỗn hợp X về hai chất Fe và Fe2O3 hoà tan hỗn hợp X vào dung dịch HNO3

Bảo toàn e: nNO2 = 3nFe => nFe = 0,1 / 3 mol

→ nFe tạo oxit Fe2O3 \( = \frac{{8,4}}{{56}} - \frac{{0,1}}{3} = \frac{{0,35}}{3}(mol)\,\, =  > \,\,{n_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{1}{2}{n_{Fe}} = \frac{{0,35}}{{2.3}}\) 

Vậy \({m_X} = {m_{Fe}} + {m_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{{0,1}}{3}.56 + \frac{{0,35}}{6}.160 = \frac{{33,6}}{3} = 11,2g\)

Cách 2: Quy đổi hổn hợp X về hai chất FeO và Fe2O3

FeO  + 4HNO3 →  Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

0,1                                             0,1                            

\({n_{Fe}} = \frac{{8,4}}{{56}} = 0,15mol\)         

Ta có:

\(\begin{array}{l}2Fe + {O_2}\, \to \,2FeO\\0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\end{array}\)          

\(\begin{array}{l}4Fe + 3{O_2}\, \to \,2F{e_2}{O_3}\\0,05\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,025mol\\ \Rightarrow {m_{{h^2}X}} = 0,1.72 + 0,025.160 = 11,2g\end{array}\)   

Cách 3: Quy hỗn hợp X về một chất FexOy:

            FexOy + (6x - 2y) HNO3 →  xFe(NO3)3 + (3x - 2y) NO2 + (3x -y) H2O

            \(\frac{{0,1}}{{3x - 2y}}\)mol                                                               0,1mol

áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố sắt: Þ \({n_{Fe}} = \frac{{8,4}}{{56}} = \frac{{0,1.x}}{{3x - 2y}}\, \Rightarrow \,\frac{x}{y} = \frac{6}{7}\)

Vậy công thức quy đổi là: Fe6O7 (M = 448) và  \({n_{F{e_6}{O_7}}} = \frac{{0,1}}{{3.6 - 2.7}} = 0,025mol\)

=> mX = 0,025 . 448 = 11,2g 

Cách 4:  áp dụng công thức giải nhanh.

\({m_{Fe}} = \frac{{7.{m_{hh}} + 56.{n_e}}}{{10}} =  > {m_{hh}} = \frac{{10.{m_{Fe}} - 56.{n_e}}}{7}\) trong đó mFe là khối lượng sắt, mhh là khối lượng của hỗn hợp các chất rắn sắt và ôxit sắt, ne là số mol e trao đổi. Công thức này được chứng minh trong các phương pháp bảo toàn e.

Ta có; \({m_{hh}} = \frac{{10.{m_{Fe}} - 56.{n_e}}}{7} = \frac{{10.8,4 - 56.0,1.}}{7} = 11,2gam\) 

Câu 24 :

Hoà tan hoàn toàn 49,6 gam hh X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng H2SO4 đặc, nóng thu  được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2(đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của oxi trong hỗn hợp X và khối lượng muối trong dung dịch Y lần lượt là:

  • A

    20,97% và 140 gam.                                

  • B

    37,50% và 140 gam.                 

  • C

    20,97% và 180 gam                                 

  • D

    37,50% và 120 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cách 1: áp dụng phương pháp quy đổi nguyên tử

Ta xem  49,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO,  Fe2O3 và  Fe3O4  là hỗn hợp của x mol Fe và y mol O.

Ta có: mHH  = 56x+16y = 49,6 (1)

Bảo toàn e: ${{n}_{e}}=2y+0,18=3x=>3x-2y=0,8(2)\,\,$

Cách 2: áp dụng công thức giải nhanh: \({m_{Fe}} = \frac{{7.{m_{hh}} + 56.{n_e}}}{{10}}\) 

Lời giải chi tiết :

Cách 1: áp dụng phương pháp quy đổi nguyên tử

Ta xem  49,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO,  Fe2O3 và  Fe3O4  là hỗn hợp của x mol Fe và y mol O.

Ta có: mHH  = 56x+16y = 49,6 (1)

Quá trình cho và nhận electron như sau

\(\begin{array}{l}\mathop {Fe}\limits^0  - 3e \to \mathop {Fe}\limits^{ + 3} \\x \to 3x\end{array}\)            \(\begin{array}{l}\mathop O\limits^0  + 2e \to \mathop O\limits^{ - 2} \\y \to 2y\end{array}\)            \(\begin{array}{l}\mathop S\limits^{ + 6}  + 2e \to \mathop S\limits^{ + 4} \\\,\,\,\,\,0,8 \leftarrow 0,4\end{array}\)

Bảo toàn e: ${{n}_{e}}=2y+0,8=3x=>3x-2y=0,8(2)\,\,$

Giải hệ (1) và (2) => x = 0,7 mol, y = 0,65 mol

\(\begin{array}{l}\% O = \frac{{0,65.16}}{{49,6}}.100\%  = 20,97\% ;\,\,\,{n_{F{e_2}{{(S{O_4})}_3}}} = \frac{1}{2}{n_{Fe}} = 0,35mol\\ =  > {m_{F{e_2}{{(S{O_4})}_3}}} = 0,35.400 = 140\,\,gam\end{array}\)

Cách 2: áp dụng công thức giải nhanh

\({m_{Fe}} = \frac{{7.{m_{hh}} + 56.{n_e}}}{{10}} = \frac{{7.49,6 + 56.0,4.2}}{{10}} = 39,2gam\) 

\(\% O = \frac{{49,6 - 39,2}}{{49,6}}.100\%  = 20,97\% \) 

\({n_{F{e_2}{{(S{O_4})}_3}}} = \frac{1}{2}{n_{Fe}} = \frac{{39,2}}{{56.2}} = 0,35\,\,mol;{m_{F{e_2}{{(S{O_4})}_3}}} = 0,35.400 = 140\,\,gam\)

Câu 25 :

Thực hiện hai thí nghiệm:

TN 1: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO1M thoát ra V1 lít NO.

TN 2: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M.

thoát ra V2 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là

  • A

    V2 = V1.                 

  • B

    V2 = 2V1.

  • C

    V2 = 2,5V1.      

  • D

    V2 = 1,5V1.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

0,03 ← 0,08              →             0,02

$3Cu\,\,\,\,+\,\,\,\,8{{H}^{+}}\,\,\,+\,\,\,2NO_{3}^{-}\,\,\to \,\,\,\,3C{{u}^{2+}}\,\,\,+\,\,\,2NO\,\,+\,\,4{{H}_{2}}O$

0,06  →             0,16          →         0,04           →         0,04

+) nNO (TN2) = 2.nNO (TN1) => V2 = 2V1

Lời giải chi tiết :

TN1: nCu = 0,06 mol; nHNO3 = 0,08 mol

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

0,03 ← 0,08              →             0,02

TN2: nCu = 0,06;  nH+ = 1,08 mol;  nNO3- = 0,08

$3Cu\,\,\,\,+\,\,\,\,8{{H}^{+}}\,\,\,+\,\,\,2NO_{3}^{-}\,\,\to \,\,\,\,3C{{u}^{2+}}\,\,\,+\,\,\,2NO\,\,+\,\,4{{H}_{2}}O$

0,06  →             0,16          →         0,04           →         0,04

=> nNO (TN2) = 2.nNO (TN1) => V2 = 2V1

Câu 26 :

A là chất bột màu lục thẫm không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy A với NaOH trong không khí thu được chất B có màu vàng dễ tan trong nước. B tác dụng với axit chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khử thành chất A. Chất C oxi hóa HCl thành khí D.

Chọn phát biểu sai:

  • A

    A là Cr2O3      

  • B

    B là Na2CrO4

  • C

    C là Na2Cr2O7

  • D

    D là khí H2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

A là Cr2O3 không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm.

B có màu vàng => B là muối cromat Na2CrO4

C là muối đicromat Na2Cr2O7 có màu da cam

Khí D là sản phẩm phản ứng oxi hóa khử => D là Cl2

Phát biểu sai là D

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là

  • A

    0,78 gam             

  • B

    3,12 gam 

  • C

    1,74 gam  

  • D

    1,19 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cr tác dụng với O2 lên số oxi hóa +3

Lời giải chi tiết :

${n}_{C{{\text{r}}_{2}}{{\text{O}}_{3}}}=\frac{4,56}{152}=0,03(mol)$

4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

0,06                    0,03   

=> mCr = 0,06.52 = 3,12 (g)

Câu 28 :

Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được khí NO ( sản phẩm khử duy nhất của N+5) và  m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A

    7,36.

  • B

    8,61

  • C

    9,15.                                  

  • D

    10,23.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết các phương trình ion rút gọn xảy ra, tính toán lần lượt theo phương trình:

Ag+ + Cl -  →  AgCl↓

3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO↑ + 2H2O

Fe2+  +  Ag+ → Ag + Fe3+

=> m = mAgCl  + mAg =?

Lời giải chi tiết :

nFe = 1,12: 56 = 0,02 (mol); nHCl = 0,06 (mol)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,02 → 0,04 → 0,02

Vậy dd X gồm FeCl2: 0,02 mol và HCl dư : 0,02 mol

Khi cho dd X + AgNO3 dư có phản ứng xảy ra:

Ag+ + Cl-  →  AgCl↓

0,06← 0,06 → 0,06    (mol)

3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO↑ + 2H2O

0,015     ←       0,02

Fe2+  +  Ag+ → Ag + Fe3+

(0,02-0,015) → 0,005 (mol)

=> m = mAgCl + mAg = 0,06.143,5 + 0,005.108 = 9,15 (g)

Câu 29 :

Hòa tan 58,4 gam hỗn hợp muối khan AlCl3 và CrCl3 vào nước, thêm dư dung dịch NaOH vào sau đó tiếp tục thêm nước clo rồi lại thêm dư dung dịch BaCl2 thì thu được 50,6 gam kết tủa. Thành phần % khối lượng của các muối trong hỗn hợp đầu là

  • A

    45,7% AlCl3 và 54,3% CrCl3                   

  • B

    46,7% AlCl3 và 53,3% CrCl3      

  • C

    47,7% AlCl3 và 52,3% CrCl

  • D

    48,7% AlCl3 và 51,3% CrCl3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố Al, Cr trong NaAlOvà NaCrO2

Chỉ có NaCrO2 tác dụng với nước Cl2 trong môi trường NaOH như sau: 
2NaCrO2 + 3Cl2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaCl + 4H2O

Na2CrO4 + BaCl2 → BaCrO4 + 2NaCl

=> Khối lượng của CrCl3

=> %CrCl3

Lời giải chi tiết :

Gọi a, b lần lượt là số mol của AlCl3 và CrCl3

=> 133,5a + 158,5b = 58,4 (1)
Bảo toàn Al và Cr: nAlCl3 = nNaAlO2 = a mol;  nCrCl3 = nNaCrO2 = nBaCrO4 kết tủa = b mol

nkết tủa = 50,6/253 = 0,2 (mol)
=> mCrCl3 = 158,5.0,2 = 31,7 (g)

=>

%mCrCl3$%~mCrCl3$$=\frac{31,7}{58,4}.100%$$=54,3%$

=> %mAlCl3 =45,7%

Câu 30 :

Hỗn hợp X gồm Fe3O4, CuO, Al, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X (to), sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?

  • A

    9,5.

  • B

    8,5.

  • C

    8,0.

  • D

    9,0.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nZ = nCO ban đầu = 0,06 mol

Trong X có khối lượng kim loại là 0,75m và khối lượng O là 0,25m

+) Trong Y có mkim loại = 0,75m gam và nO = 0,25m/16 – 0,03

+) nNO3- = ne = 3.nNO + 2.nO

+) mmuối = mkim loại + mNO3-  => 3,08m = 0,75m + 62.(0,06 + 0,25m/8)

Lời giải chi tiết :

Z gồm CO dư và CO2

nZ = nCO ban đầu = 0,06 mol

M = 36 => nCO2 = nCO = 0,03 => nO bị lấy đi = 0,03 mol

Trong X có khối lượng kim loại là 0,75m và khối lượng O là 0,25m

=> nO = 0,25m/16

=> Trong Y có mkim loại = 0,75m gam và nO = 0,25m/16 – 0,03

nNO3- = ne = 3.nNO + 2.nO = 0,12 + 0,25m/8 – 0,06 = 0,06 + 0,25m/8

mmuối = mkim loại + mNO3-  => 3,08m = 0,75m + 62.(0,06 + 0,25m/8)

=> m = 9,48

close