Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 12 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Phát biểu không đúng là

  • A
    Môi trường kiềm có pH<7.
  • B
    Môi trường kiềm có pH>7.
  • C
    Môi trường trung tính có pH=7.
  • D
    Môi trường axit có pH<7.
Câu 2 :

Dung dịch chất nào sau đây có khả năng dẫn điện?

  • A
    Dung dịch đường.
  • B
    Dung dịch muối ăn.
  • C
    Dung dịch rượu.
  • D
    Dung dịch benzen trong ancol.
Câu 3 :

Trong phân tử hợp chất hữu cơ, nguyên tử cacbon có hóa trị là:

  • A
    IV
  • B
    V
  • C
    II
  • D
    III

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 4 :

Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?

  • A
     metyl propan.
  • B
     cacbon đioxit.
  • C
     butan.
  • D
     but-1-en.
Câu 5 :

Khi oxi hóa ancol X thu được anđehit Y. Vậy ancol X là

  • A
     Ancol bậc I và bậc II.
  • B
     Ancol bậc II.
  • C
     Ancol bậc III.
  • D
     Ancol bậc I.
Câu 6 :

Cho từng chất FeO, Fe, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt tác dụng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là:

  • A
    5
  • B
    6
  • C
    7
  • D
    8
Câu 7 :

Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của phản ứng hóa học sau là bao nhiêu?

FeS2 + HNO→ Fe(NO3)3 + H2SO+ NO+ H2O

  • A
    19
  • B
    27
  • C
    46
  • D
    44
Câu 8 :

Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3?

  • A
     3.
  • B
     2.
  • C
     1.
  • D
     4.
Câu 9 :

Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo C5H10O có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?

  • A
     4.
  • B
     5.
  • C
     3.
  • D
     2.
Câu 10 :

Phenol tác dụng được dễ dàng với dung dịch brom là do

  • A
     phenol có chứa vòng benzen dễ cho phản ứng cộng.
  • B
     ảnh hưởng nhóm OH lên vòng benzen.
  • C
     phenol có tính axit yếu.
  • D
     ảnh hưởng của vòng benzen lên nhóm OH.
Câu 11 :

Cho các chất sau: etilen, propan, toluen, axetilen, hex-1-in. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường là

  • A
     4.
  • B
     2.
  • C
     5.
  • D
     3.
Câu 12 :

Axit nitric và axit photphoric cùng có phản ứng với nhóm chất sau:

  • A
    H2SO4, KOH, NH3.
  • B
    NaOH, K2O, NH3.
  • C
    KCl, NaOH, NH3.
  • D
    NaCl, NaOH, NH3.
Câu 13 :

Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):

(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.

(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.

(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.

Các phát biểu đúng 

  • A
     1, 3, 4.
  • B
     1, 2, 3.
  • C
     2, 3, 4.
  • D
     1, 2, 4.
Câu 14 :

Cho 1,84 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất (đktc). Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là:

  • A
    0,02 mol và 0,03 mol.
  • B
    0,03 mol và 0,02 mol.
  • C
    0,01 mol và 0,03 mol.
  • D
    0,03 mol và 0,03 mol.
Câu 15 :

Cho hỗn hợp khí CO và H2 đi qua 9,1 gam hỗn hợp Xgồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn Y. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp X là:

  • A
    0,8 gam.
  • B
    8,3 gam.
  • C
    2,0 gam.
  • D
    4,0 gam.
Câu 16 :

Dẫn 4,48 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm propin và but-2-in cho qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 thấy có 14,7 gam kết tủa màu vàng. Thành phần phần trăm thể tích của mỗi khí trong X là

  • A
     C3H80% và C4H20%.
  • B
     C3H50% và C4H50%.
  • C
     C3H25% và C4H75%.
  • D
     C3H33% và C4H67%.
Câu 17 :

Cho 0,1 mol anđehit X phản ứng tối đa với 0,3 mol H2, thu được 9 gam ancol Y. Mặt khác 2,1 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  • A
     10,8.
  • B
     21,6.
  • C
     5,4.
  • D
     16,2.
Câu 18 :

Đốt cháy một lượng hỗn hợp gồm C4H10, C3H6, C2H4 và C4H6 cần V (lít) oxi (đktc) thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 7,2g H2O. Giá trị của V là

  • A
     15,68 lít.
  • B
     13,44 lít.
  • C
     17,92 lít.
  • D
     8,96 lít.
Câu 19 :

X là hỗn hợp gồm 2 anđehit đơn chức. Chia 0,12 mol X thành hai phần bằng nhau:

- Đốt cháy hết phần 1 được 6,16 gam CO2 và 1,8 gam H2O.

- Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 17,28 gam bạc.

X gồm 2 anđehit có công thức phân tử là

  • A
     CH2O và C3H4O.
  • B
     CH2O và C4H6O.
  • C
     CH2O và C3H6O.
  • D
     CH2O và C2H4O.
Câu 20 :

Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và NaOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là:

  • A
    0,11
  • B
    0,12
  • C
    0,10
  • D
    0,13

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phát biểu không đúng là

  • A
    Môi trường kiềm có pH<7.
  • B
    Môi trường kiềm có pH>7.
  • C
    Môi trường trung tính có pH=7.
  • D
    Môi trường axit có pH<7.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- MT kiềm pH>7

- MT trung tính pH=7

- MT axit pH<7

Câu 2 :

Dung dịch chất nào sau đây có khả năng dẫn điện?

  • A
    Dung dịch đường.
  • B
    Dung dịch muối ăn.
  • C
    Dung dịch rượu.
  • D
    Dung dịch benzen trong ancol.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dung dịch có chứa các ion có khả năng dẫn điện.

Lời giải chi tiết :

Dung dịch muối ăn có chứa các ion nên có khả năng dẫn điện.

Câu 3 :

Trong phân tử hợp chất hữu cơ, nguyên tử cacbon có hóa trị là:

  • A
    IV
  • B
    V
  • C
    II
  • D
    III

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử hợp chất hữu cơ, nguyên tử cacbon có hóa trị là IV.

Câu 4 :

Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?

  • A
     metyl propan.
  • B
     cacbon đioxit.
  • C
     butan.
  • D
     but-1-en.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Những chất nào có liên kết π kém bền trong phân tử có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.

(trừ liên kết pi trong vòng benzen).

Lời giải chi tiết :

Những chất nào có liên kết π kém bền trong phân tử có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.

(trừ liên kết pi trong vòng benzen).

Vậy but-1-en làm mất màu dung dịch brom.

PTHH: CH2 = CH-CH2-CH+ Br2 → CH2Br-CHBr-CH2-CH3.

Câu 5 :

Khi oxi hóa ancol X thu được anđehit Y. Vậy ancol X là

  • A
     Ancol bậc I và bậc II.
  • B
     Ancol bậc II.
  • C
     Ancol bậc III.
  • D
     Ancol bậc I.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Ancol bậc I bị oxi hóa thu được anđehit

- Ancol bậc II bị oxi hóa thu được xeton

- Ancol bậc III không bị oxi hóa

Lời giải chi tiết :

Khi oxi hóa ancol X thu được anđehit Y. Vậy ancol X là ancol bậc I.

Câu 6 :

Cho từng chất FeO, Fe, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt tác dụng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là:

  • A
    5
  • B
    6
  • C
    7
  • D
    8

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khi phản ứng với HNO3, những hợp chất của Fe mà chứa Fe có số oxi hóa 0, +2 có thể tăng lên +3 nên là phản ứng oxi hóa - khử.

Lời giải chi tiết :

Các chất có phản ứng oxi hóa - khử với HNO3 là: FeO, Fe, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3.

Vậy có 7 chất thỏa mãn.

Câu 7 :

Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của phản ứng hóa học sau là bao nhiêu?

FeS2 + HNO→ Fe(NO3)3 + H2SO+ NO+ H2O

  • A
    19
  • B
    27
  • C
    46
  • D
    44

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

Lời giải chi tiết :

1 x       (FeS2 – 15e → Fe+3 + 2S+6)

15 x     (N+5 + 1e → N+4)

PTHH: FeS2 + 18HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 15NO2 + 7H2O

Câu 8 :

Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3?

  • A
     3.
  • B
     2.
  • C
     1.
  • D
     4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lưu ý ankin tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NHlà các ankin có liên kết ba đầu mạch. Từ đó viết được các công thức ankin thỏa mãn.

Lời giải chi tiết :

Ankin tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3là các ankin có liên kết ba đầu mạch.

Vậy các ankin thỏa mãn là:

CH≡C-CH2-CH2-CH3

CH≡C-CH(CH3)CH3

Có 2 ankin thỏa mãn.

Câu 9 :

Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo C5H10O có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?

  • A
     4.
  • B
     5.
  • C
     3.
  • D
     2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là các chất có nhóm -CHO trong phân tử. Vậy ta viết các đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H10O có nhóm -CHO.

Lời giải chi tiết :

Các đồng phân cấu tạo C5H10O có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là:

CH3-CH2-CH2-CH2-CHO

CH3-CH2-CH(CH3)-CHO

CH3-CH(CH3)-CH2-CHO

(CH3)3-C-CHO

Vậy có 4 đồng phân cấu tạo thỏa mãn.

Câu 10 :

Phenol tác dụng được dễ dàng với dung dịch brom là do

  • A
     phenol có chứa vòng benzen dễ cho phản ứng cộng.
  • B
     ảnh hưởng nhóm OH lên vòng benzen.
  • C
     phenol có tính axit yếu.
  • D
     ảnh hưởng của vòng benzen lên nhóm OH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phenol tác dụng được dễ dàng với dung dịch brom là do: ảnh hưởng nhóm OH lên vòng benzen.

Lời giải chi tiết :

Phenol tác dụng được dễ dàng với dung dịch brom là do: ảnh hưởng nhóm OH lên vòng benzen.

Câu 11 :

Cho các chất sau: etilen, propan, toluen, axetilen, hex-1-in. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường là

  • A
     4.
  • B
     2.
  • C
     5.
  • D
     3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường phải có liên kết π giữa C với C trong phân tử.

(trừ liên kết pi trong vòng benzen).

Chú ý: Ankylbenzen làm mất màu thuốc tím ở nhiệt độ cao.

Lời giải chi tiết :

Các chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường phải có liên kết π giữa C với C trong phân tử.

(trừ liên kết pi trong vòng benzen).

Vậy có 3 chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường là: etilen, axetilen, hex-1-in.

Chú ý: Ankylbenzen làm mất màu thuốc tím ở nhiệt độ cao.

Câu 12 :

Axit nitric và axit photphoric cùng có phản ứng với nhóm chất sau:

  • A
    H2SO4, KOH, NH3.
  • B
    NaOH, K2O, NH3.
  • C
    KCl, NaOH, NH3.
  • D
    NaCl, NaOH, NH3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của HNO3 và H3PO4.

Lời giải chi tiết :

- A loại vì H2SO4 không phản ứng với HNO3 và H3PO4

- B đúng

- C loại vì KCl không phản ứng với HNO3 và H3PO4

- D loại vì NaCl không phản ứng với HNO3 và H3PO4

Câu 13 :

Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):

(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.

(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.

(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.

Các phát biểu đúng 

  • A
     1, 3, 4.
  • B
     1, 2, 3.
  • C
     2, 3, 4.
  • D
     1, 2, 4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của phenol để trả lời.

Lời giải chi tiết :

(1) Sai vì phenol không tác dụng với HCl, mà phenol lại ít tan trong nước nên phenol tan ít trong HCl.

(2) Đúng vì phenol có tính axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic nên phenol không làm đổi màu quỳ tím.

(3) Đúng

(4) Đúng vì do ảnh hưởng của nhóm –OH đến vòng benzen làm tăng mật độ electron trên vòng benzen, nhất là vị trí o- và p- . Do đó phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.

Vậy các phát biểu đúng là  (2), (3), (4).

Câu 14 :

Cho 1,84 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất (đktc). Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là:

  • A
    0,02 mol và 0,03 mol.
  • B
    0,03 mol và 0,02 mol.
  • C
    0,01 mol và 0,03 mol.
  • D
    0,03 mol và 0,03 mol.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn electron.

Lời giải chi tiết :

- Bảo toàn e: 3nFe + 2nMg = 3nNO= 0,12 (1)

- Khối lượng hỗn hợp: mKL = 56nFe + 24nMg = 1,84 (2)

Giải (1) và (2) => nFe = 0,02 mol; nMg = 0,03 mol

Câu 15 :

Cho hỗn hợp khí CO và H2 đi qua 9,1 gam hỗn hợp Xgồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn Y. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp X là:

  • A
    0,8 gam.
  • B
    8,3 gam.
  • C
    2,0 gam.
  • D
    4,0 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cho CO vào hỗn hợp X thì CO chỉ khử được CuO.

=> Chất rắn Y gồm Cu, Al2O3 => Khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng oxi trong CuO

Lời giải chi tiết :

Cho CO vào hỗn hợp X thì CO chỉ khử được CuO.

=> Chất rắn Y gồm Cu, Al2O3 => Khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng oxi trong CuO

mO(CuO) = 9,1 – 8,3 = 0,8 (g) => nO(CuO) = 0,05 mol

=> nCuO = 0,05 mol => m CuO = 0,05. 80 = 4 gam

Câu 16 :

Dẫn 4,48 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm propin và but-2-in cho qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 thấy có 14,7 gam kết tủa màu vàng. Thành phần phần trăm thể tích của mỗi khí trong X là

  • A
     C3H80% và C4H20%.
  • B
     C3H50% và C4H50%.
  • C
     C3H25% và C4H75%.
  • D
     C3H33% và C4H67%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chỉ có ank-1-in phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng.

Vậy chỉ có propin phản ứng.

Từ khối lượng kết tủa tính được số mol propin.

Từ đó tính được % thể tích của mỗi khí trong X.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy chỉ có propin phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng do có chứa liên kết ba đầu mạch.

CH≡C-CH+ AgNO3 + NH3 → AgC≡C-CH3 + NH4NO3

Theo PTHH: nC3H4 = nC3H3Ag = 14,7 : 147 = 0,1 mol.

⟹ Vpropin = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Vậy %VC3H4 = 50% ⟹ %Vbut-2-in = 50%.

Câu 17 :

Cho 0,1 mol anđehit X phản ứng tối đa với 0,3 mol H2, thu được 9 gam ancol Y. Mặt khác 2,1 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  • A
     10,8.
  • B
     21,6.
  • C
     5,4.
  • D
     16,2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ta xét các trường hợp:

- Giả sử Y là ancol đơn chức → Mancol Y

- Giả sử Y là ancol hai chức → Mancol Y

Từ đó tìm được công thức của ancol Y phù hợp từ đó suy luận ra công thức anđehit X.

Suy ra nAg → mAg.

Lời giải chi tiết :

Ta có: nancol Y = nX = 0,1 mol → Mancol Y = m: nY = 9 : 0,1 = 90 g/mol

- Giả sử Y là ancol đơn chức → Mancol Y = MCnH2n+1OH = 90 → n = 5,14 lẻ nên loại trường hợp này.

- Giả sử Y là ancol hai chức → Mancol Y = MCnH2n(OH)2 = 90 → n = 4 →Công thức phân tử của ancol Y là C4H8(OH)2.

Do n: nH2 = 1: 3 nên X chứa 3 liên kết pi trong phân tử. → Công thức phân tử của X là C4H4O2 (anđehit 2 chức).

Ta có: nC4H4O2 = 2,1 : 84 = 0,025 mol → nAg = 4.nC4H4O2 = 4.0,025 = 0,1mol

→ mAg = 0,1.108 = 10,8 gam.

Câu 18 :

Đốt cháy một lượng hỗn hợp gồm C4H10, C3H6, C2H4 và C4H6 cần V (lít) oxi (đktc) thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 7,2g H2O. Giá trị của V là

  • A
     15,68 lít.
  • B
     13,44 lít.
  • C
     17,92 lít.
  • D
     8,96 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng định luật bảo toàn nguyên tố oxi để tính được số mol O2. Từ đó tính được giá trị của V.

Lời giải chi tiết :

Ta có: nCO2 = 0,4 mol; nH2O = 0,4 mol

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố oxi ta có: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

Suy ra 2.nO2 = 2.0,4 + 0,4 = 1,2 mol → nO2 = 0,6 mol → VO2 = 0,6.22,4 = 13,44 lít.

Câu 19 :

X là hỗn hợp gồm 2 anđehit đơn chức. Chia 0,12 mol X thành hai phần bằng nhau:

- Đốt cháy hết phần 1 được 6,16 gam CO2 và 1,8 gam H2O.

- Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 17,28 gam bạc.

X gồm 2 anđehit có công thức phân tử là

  • A
     CH2O và C3H4O.
  • B
     CH2O và C4H6O.
  • C
     CH2O và C3H6O.
  • D
     CH2O và C2H4O.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Phần 2: Từ tỉ lệ mol nAg/nX suy ra X chắc chắn chứa HCHO.

Ta tìm được số mol của từng anđehit trong hỗn hợp X.

- Phần 1: Bảo toàn nguyên tố C và nguyên tố H để tìm công thức phân tử của anđehit còn lại trong hỗn hợp X.

Lời giải chi tiết :

- Phần 2: nAg = 17,28 : 108 = 0,16 mol; nanđehit = 0,06 mol

Ta có nAg : nAnđehit = 0,16 : 0,06 = 2,67 > 2

Vậy trong 2 anđehit đơn chức có 1 anđehit là HCHO (b mol).

Đặt công thức anđehit đơn chức còn lại là CxHyO: a mol

Ta có nAg = 2.nCxHyO + 4.nHCHO = 2a + 4b = 0,16 mol (1)

Mặt khác: n2 anđehit = a + b = 0,06 mol (2)

Từ (1) và (2) ⟹ a = 0,04 và b = 0,02.

- Phần 1: nCO2 = 0,14 mol; nH2O = 0,1 mol

BTNT  C ⟹ nCO2 = xa + b =0,14 ⟹ x = 3.

BTNT H ⟹ 2nH2O = ay + 2b = 0,2 ⟹ y = 4.

Vậy hỗn hợp X gồm 2 anđehit là CH2O và C3H4O.

Câu 20 :

Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và NaOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là:

  • A
    0,11
  • B
    0,12
  • C
    0,10
  • D
    0,13

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thứ tự các phản ứng:

(1)        Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

(2)        2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

(3)        Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3

(4)        CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

Phân tích đồ thị: 

- Đoạn đồ thị đi lên: xảy ra phản ứng (1)

- Đoạn đồ thị nằm ngang: xảy ra phản ứng (2) và (3)

- Đoạn đồ thị đi xuống: xảy ra phản ứng (4)

Lời giải chi tiết :

Thứ tự các phản ứng:

(1)        Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

(2)        2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

(3)        Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3

(4)        CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

+) Tại nCO2 = 0,15 mol thì phản ứng (1) vừa kết thúc:

=> nCO2 = nCa(OH)2 = nCaCO3 max = 0,15 mol

+) Tại nCO2 = 0,45 mol thì phản ứng (3) vừa kết thúc

Sản phẩm gồm: CaCO3 (0,15 mol) và NaHCO3 (BT "C": 0,45 - 0,15 = 0,3 mol)

+) Tại nCO2 = 0,5 mol thì kết tủa tan 1 phần do phản ứng (4)

Sản phẩm gồm: NaHCO3 (0,3 mol); CaCO3 (x mol) và Ca(HCO3)2 (y mol)

Ta có:

nCa(OH)2 = x + y = 0,15 (BT "Ca")

nCO2 = x + 2y + 0,3 = 0,5 (BT "C")

Giải hệ được x = 0,1 và y = 0,05

close