Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 12 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Chất nào sau đây không phải là phenol ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Câu 2 :

Cho các phát biểu sau về phenol:

(a) phenol tan nhiều trong nước lạnh;

(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;

(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;

(d) nguyên tử H trong benzen dễ bị thế hơn nguyên tử H trong vòng benzen của phenol;

(e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.

Số phát biểu đúng là

  • A

    5

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    4

Câu 3 :

Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xt Ni, nung nóng) thu được

  • A

    HCOOH.

  • B

    CH3OH.         

  • C

    CH3CH2OH.

  • D

    CH3COOH.

Câu 4 :

Este phenyl axetat CH3COOC6H5 được điều chế bằng phản ứng nào ?

  • A

    CH3COOH + C6H5OH (xt, to).

  • B

    CH3OH + C6H5COOH (xt, to).

  • C

    (CH3CO)2O + C6H5OH (xt, to).        

  • D

    CH3OH + (C6H5CO)2O (xt, to).

Câu 5 :

Cho phản ứng este hóa :  RCOOH + R’OH $\overset{{}}{\leftrightarrows}$ R-COO-R’ + H2O

Để phản ứng chuyển dịch ưu tiên theo chiều thuận người ta thường :

  • A

    Dùng H2SO4 đặc để hút nước và làm xúc tác.

  • B

    Chưng cất để tách este ra khỏi hỗn hợp phản ứng.

  • C

    Tăng nồng độ của axit hoặc ancol.

  • D

    Tất cả đều đúng.

Câu 6 :

Hợp chất thơm X có CTPT C7H8O. X có thể tác dụng với Na và NaOH. Số đồng phân X thỏa mãn là:

  • A

    3

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    4

Câu 7 :

Cách nào sau đây dùng để điều chế etyl axetat ?

  • A

    Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc.

  • B

    Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sunfuric.

  • C

    Đun hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thuỷ tinh chịu nhiệt.

  • D

    Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc.

Câu 8 :

Khi số nguyên tử C trong phân tử của các axit thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic tăng lên thì tính axit của chúng

  • A

    tăng lên.

  • B

    không thay đổi.

  • C

    giảm đi

  • D

    vừa tăng vừa giảm.

Câu 9 :

Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to) và với Na là: 

  • A

    C2H3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH.

  • B

    CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH.

  • C

    C2H3CH2OH, C2H3COOH, C2H3-C6H4OH.

  • D

    C2H3CHO, CH3COOH, C6H5COOH.

Câu 10 :

Đốt cháy a mol axit X đơn chức được x mol CO2 và y mol H2O. Biết rằng x – y = a. Công thức tổng quát của X là

  • A

    CnH2n – 2O3        

  • B

    CnH2n – 2O2         

  • C

    CnH2n – 2Oz              

  • D

    CnH2n O2

Câu 11 :

X có CTPT C20H36Om. Biết X là 1 anđehit no, mạch hở. Giá trị của m là

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    1

Câu 12 :

Chất nào sau đây ở thể khí ở nhiệt độ thường ?

  • A

    HCOOH

  • B

    HCHO.

  • C

    CH3OH.

  • D

    C2H5OH.

Câu 13 :

Có bao nhiêu đồng phân C4H10O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra anđehit?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    1

Câu 14 :

Axit panmitic là axit nào sau đây ?

  • A

    C15H31COOH.

  • B

    C17H33COOH.

  • C

    C17H35COOH.

  • D

    C17H31COOH.

Câu 15 :

Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • A

    Na, Cu, HCl.

  • B

    NaOH, Cu, NaCl.

  • C

    Na, NaCl, CuO.

  • D

    NaOH, Na, CaCO3.

Câu 16 :

Axit X có công thức tổng quát là CnH2n – 2O4 thuộc loại axit nào sau đây:

  • A

    no , đơn chức                      

  • B

    không no, đa chức               

  • C

    no, mạch hở và 2 chức             

  • D

    không no, đơn chức

Câu 17 :

Có bao nhiêu đồng phân C5H12O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra xeton?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    1

Câu 18 :

Hiđro hóa chất hữu cơ X thu được (CH3)2CH-CH2-CH2OH. Chất X có tên là

  • A

    3-metylbutanal.

  • B

    2-metylbutan-3-al.      

  • C

    2-metylbutanal.          

  • D

    3-metylbutan-3-al.

Câu 19 :

Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol A thu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Tên gọi của A là

  • A

    ancol etylic     

  • B

    ancol metylic     

  • C

    ancol benzylic

  • D

    propenol

Câu 20 :

Công thức đơn giản nhất của một axit no, đa chức là (C3H4O3)n. Công thức cấu tạo thu gọn của axit đó là

  • A

    C2H3(COOH)2.

  • B

    C4H7(COOH)3.

  • C

    C3H5(COOH)3.

  • D

    C3H5(COOH)2.

Câu 21 :

Tên thay thế của CH3-CH=O là

  • A

    metanal          

  • B

    metanol

  • C

    etanol    

  • D

    etanal

Câu 22 :

Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành 3 anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là :

  • A

    CH3CH(OH)CH2CH3                       

  • B

    (CH3)3COH

  • C

    CH3OCH2CHCH3

  • D

    CH3CH(CH3)CH2OH

Câu 23 :

Cho anđehit cộng H2 theo phản ứng sau: CnH2n+1-2aCHO + xH2 → CnH2n+1CH2OH. Hệ số x của H2 bằng

  • A

    a + 1

  • B

    2a       

  • C

    a/2       

  • D

     a

Câu 24 :

Hỗn hợp A gồm anđehit acrylic và một anđehit đơn chức X. Đốt cháy hoàn toàn 19,04 gam hỗn hợp trên cần vừa hết 29,792 lít khí oxi (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 104 gam kết tủa. CTCT thu gọn của X là:

  • A

    HCHO

  • B

    C2H3CHO

  • C

    C2H5CHO

  • D

    C3H7CHO

Câu 25 :

Hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở (tỉ lệ số mol 3 : 1). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần vừa đủ 1,75 mol khí O2, thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức của hai anđehit trong X là

  • A

    HCHO và CH3CHO.   

  • B

    CH3CHO và C2H5CHO.

  • C

    HCHO và C2H5CHO.  

  • D

    CH3CHO và C3H7CHO.

Câu 26 :

Đốt cháy hoàn toàn 20,3 gam propanal cần dùng vừa đủ V lít không khí (đktc), thu được a gam CO2 và b gam H2O. Các giá trị V, a, b lần lượt là

  • A

    176,4; 46,2; 18,9

  • B

    156,8; 23,52; 18

  • C

    156,8; 46,2; 18,9

  • D

    31,36; 23,52; 18

Câu 27 :

Fomalin hay fomon (dùng để bảo quản xác động vật chống thối rữa) là

  • A

    dung dịch HCHO 37% - 40% về khối lượng trong nước. 

  • B

    rượu etylic 46o.

  • C

    dung dịch HCHO 25% - 30% về thể tích trong nước.

  • D

    dung dịch CH3CHO 40% về thể tích trong nước.

Câu 28 :

Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất ?

  • A

    axetanđehit

  • B

    metan

  • C

    phenol

  • D

    propan-1-ol

Câu 29 :

Hiđro hóa hoàn toàn anđehit X thu được ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 2 : 3. Mặt khác, cho a mol X tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được 4a mol Ag. Tổng số nguyên tử trong phân tử X là:

  • A

    8

  • B

    6

  • C

    7

  • D

    4

Câu 30 :

Cho 0,1 mol anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng đủ với 0,3 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 43,6 gam kết tủa. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 4 gam X cần a mol H­2. Giá trị của a là:

  • A

    0,15    

  • B

    0,05    

  • C

    0,20                

  • D

    0,10

Câu 31 :

Cho 14,6 gam hỗn hợp 2 anđehit đơn chức, no liên tiếp tác dụng hết với H2 tạo 15,2 gam hỗn hợp 2 ancol.Tổng số mol 2 ancol và Khối lượng anđehit có khối lượng phân tử lớn hơn là 

  • A

    0,2 mol; 6 gam.

  • B

    0,4 mol; 10,44 gam.

  • C

    0,3 mol; 5,8 gam.

  • D

    0,5 mol; 8,8 gam.

Câu 32 :

Chất nào sau đây tác dụng với H2 (Ni, to) dư thu được ancol đơn chức

  • A
    HOC – CHO                 
  • B
    CH2=CH-CHO                 
  • C
    CH2=CHCOOH   
  • D
    C2H4
Câu 33 :

Cho sơ đồ sau: C3H6 → C3H7Br → C3H8O → C3H6O (X). Biết các chất đều là sản phẩm chính. X có những tính chất là

  • A

    phản ứng cộng với H2.

  • B

    phản ứng tráng bạc.

  • C

    phản ứng với Cu(OH)2/OH- (to).

  • D

    cả A, B, C.

Câu 34 :

Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là  

  • A

    CH3COOH.   

  • B

    HCOOH

  • C

    C2H5COOH.  

  • D

    C3H7COOH.

Câu 35 :

Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là

  • A

    C2H4O2 và C3H4O2.

  • B

    C2H4O2 và C3H6O2.

  • C

    C3H4O2 và C4H6O2.        

  • D

    C3H6O2 và C4H8O2.

Câu 36 :

Oxi hoá anđehit OHCCH2CH2CHO trong điều kiện thích hợp thu được hợp chất hữu cơ X. Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol X và 1 mol ancol metylic với xúc tác H2SO4 đặc thu được 2 este Z và Q (MZ < M) với tỷ lệ khối lượng mZ : mQ = 1,81. Biết chỉ có 72% ancol chuyển thành este. Số mol Z và Q lần lượt là

  • A

    0,36 và 0,18.

  • B

    0,48 và 0,12.

  • C

    0,24 và 0,24.

  • D

    0,12 và 0,24.

Câu 37 :

Chia 26,96 gam hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với NaHCO3 dư thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng hết với etylen glicol chỉ thu được nước và m gam 3 este tạp chức. Giá trị của m là

  • A

    25,88.                    

  • B

    35,76.                        

  • C

    22,28.                    

  • D

    19,68.

Câu 38 :

Cho X và Y là hai axit cacboxylic mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó X đơn chức, Y hai chức. Chia hỗn hợp gồm X và Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng hết với Na, thu được 4,48 lít khí H(đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp là

  • A

    57,14%.

  • B

    42,86 %.

  • C

    28,57%.

  • D

    85,71%.

Câu 39 :

Trong phân tử axit cacboxylic X có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Tên gọi của X là

  • A

    axit axetic.

  • B

    axit malonic.

  • C

    axit oxalic.

  • D

    axit fomic.

Câu 40 :

Cho các chất : (1) ankan; (2)  ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) xicloankan; (4) ete no, đơn, hở; (5) anken; (6) ancol không no (1 liên kết C=C), hở; (7) ankin; (8) anđehit no, đơn, hở; (9) axit no, đơn, hở;  (10)  axit không no (1 liên kết C=C), hở. Dãy gồm các chất mà khi đốt cháy cho số mol của CO2 và H2O bằng nhau là :

  • A

    (1); (3); (5); (6); (8)           

  • B

    (4); (3); (7); (6); (10)             

  • C

    (3); (5); (6); (8); (9)            

  • D

    (2); (3); (5); (7); (9)

Câu 41 :

Đốt cháy hết a mol axit X được 2a mol CO2. Để trung hoà vừa hết a mol X cần 2a mol NaOH. Tìm X

  • A

    C2H4(COOH)2  

  • B

    CH2(COOH)2                        

  • C

    CH3COOH     

  • D

    (COOH)2

Câu 42 :

Có 1 ancol đơn chức, mạch hở Y. Khi đốt cháy Y ta thu được CO2 và H2O với số mol như nhau và số mol O2 dùng cho phản ứng gấp 4 lần số mol của Y. CTPT của Y là:

  • A

    C4H8O

  • B

    C3H6

  • C

    C3H8O2           

  • D

    C2H4O

Câu 43 :

Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol no, mạch hở, đơn chức liên tiếp thì thu được 6,72 lít CO2 (đktc). CTPT và % thể tích của chất có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp A là:

  • A

    CH4O; 50%.

  • B

    C2H6O; 50%.

  • C

    C2H6; 50%.     

  • D

    C3H8O; 40%

Câu 44 :

Cho 6,04 gam hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H2 (đktc). Khi cho hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

  • A

    11,585 gam.

  • B

    16,555 gam.

  • C

    9,930 gam.     

  • D

    13,240 gam.

Câu 45 :

Cho 15,8 gam hỗn hợp gồm CH3OH, C6H5OH tác dụng với dung dịch brom dư, thì làm mất màu vừa hết 48 gam Br2. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thì thể tích CO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là

  • A

    16,80 lít.

  • B

    44,80 lít.

  • C

    22,40 lít.

  • D

    17,92 lít.

Câu 46 :

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 3 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 9,90 gam nước. Nếu đun nóng cũng lượng hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là

  • A

    7,40 g                      

  • B

    5,46 g                       

  • C

    4,20 g                       

  • D

    6,45 g                       

Câu 47 :

Oxi hoá 10 gam ancol mạch hở, đơn chức A bằng CuO (t0) thu được 12,4 gam hỗn hợp gồm xeton, ancol dư và nước. Công thức phân tử của ancol A và hiệu suất phản ứng tương ứng là

  • A

    C4H9OH; 80%.

  • B

    C2H5OH; 69%.

  • C

    C5H11OH; 75%.

  • D

    C3H7OH; 90%.

Câu 48 :

Chia 10,4 gam hỗn hợp gồm hai anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:

- Phần một tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 54 gam Ag.

- Phần hai tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp X gồm hai ancol Y và Z (MY < MZ). Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 2,26 gam hỗn hợp ba ete. Biết hiệu suất phản ứng tạo ete của Z bằng 60%. Hiệu suất phản ứng tạo ete của Y bằng

  • A

    30%.

  • B

    60%.

  • C

    40%.

  • D

    50%.

Câu 49 :

Chia hỗn hợp gồm hai rượu  đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:

- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.

- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 1400C tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).

Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là:

  • A

    30% và 30%

  • B

    25% và 35%

  • C

    40% và 20%

  • D

    20% và 40%

Câu 50 :

Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (H = 80%) thì số gam este thu được là

  • A

    22,80.

  • B

    34,20.

  • C

    34,20.

  • D

    18,24.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chất nào sau đây không phải là phenol ?

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

D không phải là phenol mà là ancol thơm vì trong phân tử có nhóm –OH liên kết với nguyên tử C no thuộc mạch nhánh của vòng benzen

Câu 2 :

Cho các phát biểu sau về phenol:

(a) phenol tan nhiều trong nước lạnh;

(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;

(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;

(d) nguyên tử H trong benzen dễ bị thế hơn nguyên tử H trong vòng benzen của phenol;

(e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.

Số phát biểu đúng là

  • A

    5

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các phát biểu đúng là:

(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;

(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;

(e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.

Câu 3 :

Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xt Ni, nung nóng) thu được

  • A

    HCOOH.

  • B

    CH3OH.         

  • C

    CH3CH2OH.

  • D

    CH3COOH.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng cộng của anđehit

Lời giải chi tiết :

CH3CHO + H2 $\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}$ CH3CH2OH

Câu 4 :

Este phenyl axetat CH3COOC6H5 được điều chế bằng phản ứng nào ?

  • A

    CH3COOH + C6H5OH (xt, to).

  • B

    CH3OH + C6H5COOH (xt, to).

  • C

    (CH3CO)2O + C6H5OH (xt, to).        

  • D

    CH3OH + (C6H5CO)2O (xt, to).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng este hóa

Lời giải chi tiết :

Các este chứa gốc phenyl không điều chế được bằng phản ứng của axit cacboxylic với phenol mà phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol.

(CH3CO)2O + C6H5OH  →  CH3COOC6H5 + CH3COOH

Câu 5 :

Cho phản ứng este hóa :  RCOOH + R’OH $\overset{{}}{\leftrightarrows}$ R-COO-R’ + H2O

Để phản ứng chuyển dịch ưu tiên theo chiều thuận người ta thường :

  • A

    Dùng H2SO4 đặc để hút nước và làm xúc tác.

  • B

    Chưng cất để tách este ra khỏi hỗn hợp phản ứng.

  • C

    Tăng nồng độ của axit hoặc ancol.

  • D

    Tất cả đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng este hóa

Lời giải chi tiết :

Để tăng hiệu suất phản ứng thuận:

        + Tăng nồng độ chất tham gia.

        + Giảm nồng độ sản phẩm bằng cách: đun nóng để este bay hơi hoặc dùng H2SO4 đặc để hút nước. H2SO4 đặc vừa là xúc tác, vừa làm tăng hiệu suất phản ứng.

Câu 6 :

Hợp chất thơm X có CTPT C7H8O. X có thể tác dụng với Na và NaOH. Số đồng phân X thỏa mãn là:

  • A

    3

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

X có thể tác dụng với Na và NaOH nên X là phenol.

Vậy X có 3 đồng phân là: 2-metylphenol; 3-metylphenol; 4-metylphenol

Câu 7 :

Cách nào sau đây dùng để điều chế etyl axetat ?

  • A

    Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc.

  • B

    Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sunfuric.

  • C

    Đun hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thuỷ tinh chịu nhiệt.

  • D

    Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng este hóa

Lời giải chi tiết :

Cách dùng để điều chế etyl axetat là đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc. Không dùng giấm và rượu trắng vì độ tinh khiết không cao => hiệu suất thấp

Câu 8 :

Khi số nguyên tử C trong phân tử của các axit thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic tăng lên thì tính axit của chúng

  • A

    tăng lên.

  • B

    không thay đổi.

  • C

    giảm đi

  • D

    vừa tăng vừa giảm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi số nguyên tử C trong phân tử của các axit thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic tăng lên thì tính axit của chúng giảm đi.

Câu 9 :

Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to) và với Na là: 

  • A

    C2H3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH.

  • B

    CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH.

  • C

    C2H3CH2OH, C2H3COOH, C2H3-C6H4OH.

  • D

    C2H3CHO, CH3COOH, C6H5COOH.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A và B loại vì CH3CHO không phản ứng với Na

D loại vì CH3COOH không phản ứng với H2

Câu 10 :

Đốt cháy a mol axit X đơn chức được x mol CO2 và y mol H2O. Biết rằng x – y = a. Công thức tổng quát của X là

  • A

    CnH2n – 2O3        

  • B

    CnH2n – 2O2         

  • C

    CnH2n – 2Oz              

  • D

    CnH2n O2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng đốt cháy axit cacboxylic

Lời giải chi tiết :

Vì naxit = nCO2 – nH2O => trong CTPT của X có 2 liên kết pi => X no, 2 chức hoặc X có 1 nối đôi C=C và 1 chức –COOH

Câu 11 :

X có CTPT C20H36Om. Biết X là 1 anđehit no, mạch hở. Giá trị của m là

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    1

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

X là 1 anđehit no, mạch hở => trong X chỉ chứa liên kết π ở chức

=> số chức m = số nguyên tử O = độ bất bão hòa k

=> độ bất bão hòa k = $\frac{2.20+2-36}{2}$ = m

=> m = 3

Câu 12 :

Chất nào sau đây ở thể khí ở nhiệt độ thường ?

  • A

    HCOOH

  • B

    HCHO.

  • C

    CH3OH.

  • D

    C2H5OH.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Ở điều kiện thường, các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn.

- HCHO là những chất khí tan tốt trong nước

- CH3OH và C2H5HO là những chất lỏng

Câu 13 :

Có bao nhiêu đồng phân C4H10O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra anđehit?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    1

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

Lời giải chi tiết :

Ancol bậc 1 tác dụng với CuO nung nóng sinh ra anđehit

CH3-CH2-CH2-CH2OH

CH3-CH(CH3)-CH­2OH

Có 2 đồng phân

Câu 14 :

Axit panmitic là axit nào sau đây ?

  • A

    C15H31COOH.

  • B

    C17H33COOH.

  • C

    C17H35COOH.

  • D

    C17H31COOH.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Axit panmitic có CTPT là C15H31COOH.

Câu 15 :

Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • A

    Na, Cu, HCl.

  • B

    NaOH, Cu, NaCl.

  • C

    Na, NaCl, CuO.

  • D

    NaOH, Na, CaCO3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A và B loại vì Cu không phản ứng

C loại vì NaCl không phản ứng

Câu 16 :

Axit X có công thức tổng quát là CnH2n – 2O4 thuộc loại axit nào sau đây:

  • A

    no , đơn chức                      

  • B

    không no, đa chức               

  • C

    no, mạch hở và 2 chức             

  • D

    không no, đơn chức

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Độ không no $~k=\frac{2n+2\left( 2n\text{ }\text{ 2} \right)}{2}=2$ 

Mà X có 4 O => X có 2 chức chứa 2π => mạch C của X no

=> X là axit no, mạch hở, 2 chức

Câu 17 :

Có bao nhiêu đồng phân C5H12O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra xeton?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

Lời giải chi tiết :

Ancol bậc 2 tác dụng với CuO nung nóng sinh ra xeton

CH3-CH2-CH­2-CH(OH)-CH3

CH3-CH2-CH(OH)-CH2-CH3

CH3-CH(CH3)-CH(OH)-CH3

Có 3 đồng phân.

Câu 18 :

Hiđro hóa chất hữu cơ X thu được (CH3)2CH-CH2-CH2OH. Chất X có tên là

  • A

    3-metylbutanal.

  • B

    2-metylbutan-3-al.      

  • C

    2-metylbutanal.          

  • D

    3-metylbutan-3-al.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại phản ứng anđehit cộng H2 và cách gọi tên anđehit

Lời giải chi tiết :

Dựa vào 4 đáp án => X là anđehit => CTPT của X là (CH3)2CH-CH2-CHO

=> tên gọi: 3-metylbutanal.

Câu 19 :

Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol A thu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Tên gọi của A là

  • A

    ancol etylic     

  • B

    ancol metylic     

  • C

    ancol benzylic

  • D

    propenol

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nếu đốt cháy ancol cho nH2O > 1,5.nCO2 thì ancol là CH3OH. Chỉ có CH4 và CH3OH có tính chất này (không kể amin)

Lời giải chi tiết :

nH2O > 1,5.nCO2 => ancol đốt cháy là CH3OH

Câu 20 :

Công thức đơn giản nhất của một axit no, đa chức là (C3H4O3)n. Công thức cấu tạo thu gọn của axit đó là

  • A

    C2H3(COOH)2.

  • B

    C4H7(COOH)3.

  • C

    C3H5(COOH)3.

  • D

    C3H5(COOH)2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

CTPT: C3nH4nO3n  

Với n = 1 => C3H4O3 loại vì số O lẻ (axit cacboxylic không chứa tạp chức có số O chẵn)

Với n = 2 => C6H8O6 => CTCT: C3H5(COOH)3 phù hợp đáp án C

Với n = 3 => C9H12O9 loại vì số O lẻ và số C lớn không có đáp án phù hợp

Câu 21 :

Tên thay thế của CH3-CH=O là

  • A

    metanal          

  • B

    metanol

  • C

    etanol    

  • D

    etanal

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tên thay thế của CH3-CH=O là etanal

Câu 22 :

Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành 3 anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là :

  • A

    CH3CH(OH)CH2CH3                       

  • B

    (CH3)3COH

  • C

    CH3OCH2CHCH3

  • D

    CH3CH(CH3)CH2OH

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Loại dần đáp án không phù hợp; Loại B và C vì B, C không bị tách nước

Loại D do D chỉ có một hướng tách nên không thể tạo ra 3 anken

A đúng vì CH3CH(OH)CH2CH3 có 2 hướng tách và tạo đồng phân hình học

Câu 23 :

Cho anđehit cộng H2 theo phản ứng sau: CnH2n+1-2aCHO + xH2 → CnH2n+1CH2OH. Hệ số x của H2 bằng

  • A

    a + 1

  • B

    2a       

  • C

    a/2       

  • D

     a

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng cộng của anđehit

Lời giải chi tiết :

CnH2n+1-2aCHO + (a + 1)H2 → CnH2n+1CH2OH

Câu 24 :

Hỗn hợp A gồm anđehit acrylic và một anđehit đơn chức X. Đốt cháy hoàn toàn 19,04 gam hỗn hợp trên cần vừa hết 29,792 lít khí oxi (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 104 gam kết tủa. CTCT thu gọn của X là:

  • A

    HCHO

  • B

    C2H3CHO

  • C

    C2H5CHO

  • D

    C3H7CHO

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nCaCO3 = nCO2

+) Vì hỗn hợp A gồm 2 anđehit đơn chức => nA = nO trong A

+) Bảo toàn O: nO trong A + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

+) Bảo toàn khối lượng: mA + mO2 = mCO2 + mH2O

+) số C trung bình trong A = nCO2 / nA => anđehit X có số C > 3,467

Lời giải chi tiết :

Anđehit acrylic: CH2=CH-CHO

nO2 = 1,33 mol;

nCaCO3 = 1,04 mol => nCO2 = 1,04 mol

Vì hỗn hợp A gồm 2 anđehit đơn chức => nA = nO trong A = a mol

Bảo toàn O: nO trong A + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

=> nH2O = a + 2.1,33 – 2.1,04 = a + 0,58 mol

Bảo toàn khối lượng: mA + mO2 = mCO2 + mH2O

=> 19,04 + 1,33.32 = 1,04.44 + (a + 0,58).18 => a = 0,3 mol

=> số C trung bình trong A = nCO2 / nA = 3,467 

=> anđehit X có số C > 3,467

Dựa vào 4 đáp án => X là C3H7CHO

Câu 25 :

Hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở (tỉ lệ số mol 3 : 1). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần vừa đủ 1,75 mol khí O2, thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức của hai anđehit trong X là

  • A

    HCHO và CH3CHO.   

  • B

    CH3CHO và C2H5CHO.

  • C

    HCHO và C2H5CHO.  

  • D

    CH3CHO và C3H7CHO.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Do X gồm anđehit no, đơn chức, mạch hở => nCO2 = nH2O = 1,5 mol

+) Bảo toàn O: nO (trong X) = nX = 3x + x = 2.nCO2 + nH2O – 2.nO2

Gọi số C trong 2 anđehit là a và b => nCO2 = 0,25a + 0,75b = 1,5

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol 1 anđehit là x => chất còn lại có số mol là 3x

Do X gồm anđehit no, đơn chức, mạch hở => nCO2 = nH2O = 1,5 mol

Bảo toàn O: nO (trong X) = nX = 3x + x = 2.nCO2 + nH2O – 2.nO2 = 1 mol

=> x = 0,25 mol

Gọi số C trong 2 anđehit là a và b => nCO2 = 0,25a + 0,75b = 1,5

=> a + 3b = 6 => a = 3 và b = 1

=> HCHO và C2H5CHO

Câu 26 :

Đốt cháy hoàn toàn 20,3 gam propanal cần dùng vừa đủ V lít không khí (đktc), thu được a gam CO2 và b gam H2O. Các giá trị V, a, b lần lượt là

  • A

    176,4; 46,2; 18,9

  • B

    156,8; 23,52; 18

  • C

    156,8; 46,2; 18,9

  • D

    31,36; 23,52; 18

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Đốt cháy C3H6O thu được nCO2 = nH2O = 3.nC3H6O

+) Bảo toàn O: nC3H6O + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

+) Vkhông khí = 5.VO2

Lời giải chi tiết :

nC3H6O = 0,35 mol

Đốt cháy C3H6O thu được nCO2 = nH2O = 3.nC3H6O = 1,05 mol

=> mCO2 = a = 1,05.44 = 46,2 gam

mH2O = b = 1,05.18 = 18,9 gam

Bảo toàn O: nC3H6O + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nO2 = 1,4 mol

=> Vkhông khí = 5.1,4.22,4 = 156,8 lít

Câu 27 :

Fomalin hay fomon (dùng để bảo quản xác động vật chống thối rữa) là

  • A

    dung dịch HCHO 37% - 40% về khối lượng trong nước. 

  • B

    rượu etylic 46o.

  • C

    dung dịch HCHO 25% - 30% về thể tích trong nước.

  • D

    dung dịch CH3CHO 40% về thể tích trong nước.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dung dịch nước của anđehit fomic được gọi là fomon. Dung dịch bão hòa của anđehit fomic (có nồng độ 37-40%) được gọi là fomlin.

Câu 28 :

Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất ?

  • A

    axetanđehit

  • B

    metan

  • C

    phenol

  • D

    propan-1-ol

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là metan.

Câu 29 :

Hiđro hóa hoàn toàn anđehit X thu được ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 2 : 3. Mặt khác, cho a mol X tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được 4a mol Ag. Tổng số nguyên tử trong phân tử X là:

  • A

    8

  • B

    6

  • C

    7

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nCO2 : nH2O = 2 : 3 => nC : nH = 1 : 3

Mà ta có : số H chẵn và nH ≤ 2nC + 2

+) nAg = 4nX => X phải là anđehit 2 chức

Lời giải chi tiết :

nCO2 : nH2O = 2 : 3 => nC : nH = 1 : 3

Mà ta có : số H chẵn và nH ≤ 2nC + 2

=> số C = 2 và số H = 6

=> Y là C2H6Ox

nAg = 4nX => X phải là anđehit 2 chức => x = 2

X là C2H2O2 hay (CHO)2

Câu 30 :

Cho 0,1 mol anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng đủ với 0,3 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 43,6 gam kết tủa. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 4 gam X cần a mol H­2. Giá trị của a là:

  • A

    0,15    

  • B

    0,05    

  • C

    0,20                

  • D

    0,10

Đáp án : C

Phương pháp giải :

X đơn chức nhưng nAg = 3nX => X có nhóm CH≡C – đầu mạch

+) Kết tủa gồm : CAg≡C-RCOONH4 : 0,1 mol và 0,2 mol Ag

=> X là CH≡C – CH = CH – CHO  (có tổng là 4π)

+) nH2 = 4nX = 0,2 mol

Lời giải chi tiết :

X đơn chức nhưng nAg = 3nX

=> X có nhóm CH≡C – đầu mạch

=> Kết tủa gồm : CAg≡C-RCOONH4 : 0,1 mol và 0,2 mol Ag

=> mkết tủa = 0,1.(R + 194) + 0,2.108 = 43,6

=> R = 26 (C2H2)

=> X là CH≡C – CH = CH – CHO  (có tổng là 4π)

=>Thí nghiệm 2 : nX= 0,05 mol

=> nH2 = 4nX = 0,2 mol

Câu 31 :

Cho 14,6 gam hỗn hợp 2 anđehit đơn chức, no liên tiếp tác dụng hết với H2 tạo 15,2 gam hỗn hợp 2 ancol.Tổng số mol 2 ancol và Khối lượng anđehit có khối lượng phân tử lớn hơn là 

  • A

    0,2 mol; 6 gam.

  • B

    0,4 mol; 10,44 gam.

  • C

    0,3 mol; 5,8 gam.

  • D

    0,5 mol; 8,8 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :
  1. nAncol = nH2 = (mAncol – mAnđehit) / 2
  2. nAnđehit = nH2 = 0,3 mol ;

M = 14n + 16 = 14,6 / 0,3 => n = 7/3 = 2,33

Gọi x , y lần lượt là số mol của CH3CHO và C2H5CHO   

Ta có x + y = 0,3 ; 2x + 3y = 0,3.7/3

Lời giải chi tiết :

- Anđehit đơn chức, no => 1 pi trong gốc CHO

=> nAncol = nH2 = (mAncol – mAnđehit)/2 = 0,3 mol

- nAnđehit = nH2 = 0,3 mol ;

Anđehit no đơn chức => CT : CnH2nO

M = 14n + 16 = 14,6 / 0,3 => n = 7/3  = 2,33

=> anđehit là : CH3CHO và C2H5CHO 

Gọi x , y lần lượt là số mol của CH3CHO và C2H5CHO   

Ta có x + y = 0,3 ; 2x + 3y = 0,3.7/3

=> x = 0,2; y = 0,1 => mC2H5CHO = 5,8 gam

Câu 32 :

Chất nào sau đây tác dụng với H2 (Ni, to) dư thu được ancol đơn chức

  • A
    HOC – CHO                 
  • B
    CH2=CH-CHO                 
  • C
    CH2=CHCOOH   
  • D
    C2H4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ancol đơn chức được tạo ra từ phản ứng của andehit đơn chức hoặc xeton đơn chức tác dụng với H2 ( Ni, to )

Lời giải chi tiết :

Chất tác dụng với H2 tạo ancol đơn chức là CH2=CH-CHO

CH2=CH-CHO + H2 \(\xrightarrow{{Ni,{t^o}}}\) CH3-CH2-CH2OH

Câu 33 :

Cho sơ đồ sau: C3H6 → C3H7Br → C3H8O → C3H6O (X). Biết các chất đều là sản phẩm chính. X có những tính chất là

  • A

    phản ứng cộng với H2.

  • B

    phản ứng tráng bạc.

  • C

    phản ứng với Cu(OH)2/OH- (to).

  • D

    cả A, B, C.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa hoàn toàn anđehit

Lời giải chi tiết :

CH2=CH-CH3 → CH3-CHBr-CH3 → CH3-CH(OH)-CH3 → CH3-CO-CH3

=> X là xeton chỉ có phản ứng cộng với H2

Câu 34 :

Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là  

  • A

    CH3COOH.   

  • B

    HCOOH

  • C

    C2H5COOH.  

  • D

    C3H7COOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết tính axit của axit cacboxylic

Y là axit no, mạch hở => nRCOOH = nNaOH

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,112 mol

Y là axit no, mạch hở => nRCOOH = nNaOH = 0,112 mol

=> M = 6,72 / 0,112 = 60 => Y là CH3COOH

Câu 35 :

Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là

  • A

    C2H4O2 và C3H4O2.

  • B

    C2H4O2 và C3H6O2.

  • C

    C3H4O2 và C4H6O2.        

  • D

    C3H6O2 và C4H8O2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH + mKOH = mmuối + mH2O

\( =  > {\bar M_X} =  > \bar R \)

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của hỗn hợp X là \(\bar RC{\rm{OO}}H\)

nNaOH = 0,2 mol; nKOH = 0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH + mKOH = mchất rắn + mH2O

=> mH2O = 4,5 gam => nH2O = 0,25 mol

\( =  > {\bar M_X} = \frac{{16,4}}{{0,25}} = 65,6\,\, =  > \,\,\bar R = 20,6\) => 2 axit là CH3COOH và C2H5COOH

Câu 36 :

Oxi hoá anđehit OHCCH2CH2CHO trong điều kiện thích hợp thu được hợp chất hữu cơ X. Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol X và 1 mol ancol metylic với xúc tác H2SO4 đặc thu được 2 este Z và Q (MZ < M) với tỷ lệ khối lượng mZ : mQ = 1,81. Biết chỉ có 72% ancol chuyển thành este. Số mol Z và Q lần lượt là

  • A

    0,36 và 0,18.

  • B

    0,48 và 0,12.

  • C

    0,24 và 0,24.

  • D

    0,12 và 0,24.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

HOOC-CH2CH2-COOH + CH3OH → HOOC-CH2CH2-COOCH3

                 x                           x                       x

HOOC-CH2CH2-COOH + 2CH3OH → CH3OOC-CH2CH2-COOCH3

                 y                           2y                     y

72% ancol chuyển thành este => nancol phản ứng = x + 2y = 0,72

Mà theo đề MZ < MQ nên Z là este ở pt1 và Q là este ở pt2

Lời giải chi tiết :

n CH3OH pư = 0,72 mol

OHCCH2CH2CHO + O2 → HOOCCH2CH2COOH

HOOC-CH2CH2-COOH + CH3OH → HOOC-CH2CH2-COOCH3

                 x                           x                       x

HOOC-CH2CH2-COOH + 2CH3OH → CH3OOC-CH2CH2-COOCH3

                 y                           2y                     y

72% ancol chuyển thành este => nancol phản ứng = x + 2y = 0,72 (1)

Mà theo đề MZ < MQ nên Z là este ở pt1 và Q là este ở pt2

$ =  > {\rm{ }}\frac{{x.132}}{{y.146}} = 1,81{\rm{ }}\left( 2 \right)$

Từ (1) và (2) => x = 0,36; y = 0,18

Câu 37 :

Chia 26,96 gam hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với NaHCO3 dư thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng hết với etylen glicol chỉ thu được nước và m gam 3 este tạp chức. Giá trị của m là

  • A

    25,88.                    

  • B

    35,76.                        

  • C

    22,28.                    

  • D

    19,68.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) naxit = nCO2

+) Do tạo thành este tạp chức => axit phản ứng với C2H4(OH)2 theo tỉ lệ 1 : 1

=> nH2O = nC2H4(OH)2  = naxit

+) Bảo toàn khối lượng : maxit  + mancol = meste + mH2O

Lời giải chi tiết :

m1 phần = 13,48 gam; nCO2 = 0,2 mol => naxit = nCO2 = 0,2 mol

Do tạo thành este tạp chức => axit phản ứng với C2H4(OH)2 theo tỉ lệ 1 : 1

=> nH2O = nC2H4(OH)2  = naxit = 0,2 mol

Bảo toàn khối lượng : maxit  + mancol = meste + mH2O

=> meste = 13,48 + 0,2.62 – 0,2.18 = 22,28 gam

Câu 38 :

Cho X và Y là hai axit cacboxylic mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó X đơn chức, Y hai chức. Chia hỗn hợp gồm X và Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng hết với Na, thu được 4,48 lít khí H(đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp là

  • A

    57,14%.

  • B

    42,86 %.

  • C

    28,57%.

  • D

    85,71%.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

${{n}_{{{H}_{2}}}}=0,2\,\,mol;\text{ }{{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,6\,\,mol$

Đặt y = nY; z = nZ

Từ phản ứng với Na => $\frac{y}{2}+z=0,2~\text{ (1) =}>\text{ }y+\text{ }z>0,2$

=> Số $\bar{C}<\frac{0,6}{0,3}=3$, vì Z hai chức nên Z chỉ có thể là HOOC – COOH

= > chất còn lại là CH3COOH.

= >2y + 2z = 0,6 (2)

Từ (1),(2) => y = 0,2;  z = 01

= > %mHOOC–COOH = $\frac{0,1.90}{0,1.90\text{ }+\text{ }0,2.60}.100%=42,86\text{ }%$

 

Câu 39 :

Trong phân tử axit cacboxylic X có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Tên gọi của X là

  • A

    axit axetic.

  • B

    axit malonic.

  • C

    axit oxalic.

  • D

    axit fomic.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nCO2 = nH2O => X có dạng CnH2nOz

Số nguyên tử C = số nhóm chức => số O trong X gấp đôi số C => X có dạng: CnH2nO2n

Lời giải chi tiết :

Vì đốt cháy X thu được nCO2 = nH2O => X có dạng CnH2nOz

Số nguyên tử C = số nhóm chức => số O trong X gấp đôi số C

=> X có dạng: CnH2nO2n

Với n = 1 => X là CH2O2 > X là axit fomic: HCOOH

Với n =2 => X là C2H4O4 (không thỏa mãn)

Câu 40 :

Cho các chất : (1) ankan; (2)  ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) xicloankan; (4) ete no, đơn, hở; (5) anken; (6) ancol không no (1 liên kết C=C), hở; (7) ankin; (8) anđehit no, đơn, hở; (9) axit no, đơn, hở;  (10)  axit không no (1 liên kết C=C), hở. Dãy gồm các chất mà khi đốt cháy cho số mol của CO2 và H2O bằng nhau là :

  • A

    (1); (3); (5); (6); (8)           

  • B

    (4); (3); (7); (6); (10)             

  • C

    (3); (5); (6); (8); (9)            

  • D

    (2); (3); (5); (7); (9)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đốt cháy các chất có CTPT dạng CnH2nOx thì thu được nCO2 = nH2O  

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy các chất có CTPT dạng CnH2nOx thì thu được nCO2 = nH2O  

=> các chất thỏa mãn là: (3) xicloankan; (5) anken; (6) ancol không no (1 liên kết C=C), hở; (8) anđehit no, đơn, hở; (9) axit no, đơn, hở.

Câu 41 :

Đốt cháy hết a mol axit X được 2a mol CO2. Để trung hoà vừa hết a mol X cần 2a mol NaOH. Tìm X

  • A

    C2H4(COOH)2  

  • B

    CH2(COOH)2                        

  • C

    CH3COOH     

  • D

    (COOH)2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nCO2 / nX = 2

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 => X chứa 2 nhóm –COOH

Lời giải chi tiết :

nCO2 / nX = 2 => X chứa 2 C

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 => X chứa 2 nhóm –COOH

=> X là HOOC-COOH

Câu 42 :

Có 1 ancol đơn chức, mạch hở Y. Khi đốt cháy Y ta thu được CO2 và H2O với số mol như nhau và số mol O2 dùng cho phản ứng gấp 4 lần số mol của Y. CTPT của Y là:

  • A

    C4H8O

  • B

    C3H6

  • C

    C3H8O2           

  • D

    C2H4O

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nCO2 = nH2O => ancol Y có CTPT dạng CnH2nO  (loại C)

Loại D vì không có ancol có CTPT C2H4O

Giả sử nCO2 = nH2O = 1 mol

Theo đầu bài: nO2 = 4.nY

Bảo toàn nguyên tố O: nY + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

Lời giải chi tiết :

nCO2 = nH2O => ancol Y có CTPT dạng CnH2nOa  (loại C)

Loại D vì không có ancol có CTPT C2H4O. Dựa vào 2 đáp án còn lại => a = 1

Giả sử nCO2 = nH2O = 1 mol

Theo đầu bài: nO2 = 4.nY

Bảo toàn nguyên tố O: nY + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nY + 2.4nY = 3 mol

=> nY = 1/3 mol

=> số C trong Y = nCO2 / nY = 3 => C3H6O

Câu 43 :

Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol no, mạch hở, đơn chức liên tiếp thì thu được 6,72 lít CO2 (đktc). CTPT và % thể tích của chất có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp A là:

  • A

    CH4O; 50%.

  • B

    C2H6O; 50%.

  • C

    C2H6; 50%.     

  • D

    C3H8O; 40%

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,3 mol

Gọi công thức chung cho 2 ancol là CnH2n+2

Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = n.nancol => nancol = 0,3/n mol

=> 7,8 / (14n + 18) = 0,3 / n  => n = 1,5

=> 2 ancol là CH4O (a mol) và C2H6O (b mol)

Ta có hệ: $\left\{ \begin{gathered}a + 2b = 0,3 \hfill \\32a + 46b = 7,8 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > a\,\, = \,\,b = 0,1\,\,mol$  

=> %VCH4O = %VC2H6O = 50%

Câu 44 :

Cho 6,04 gam hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H2 (đktc). Khi cho hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

  • A

    11,585 gam.

  • B

    16,555 gam.

  • C

    9,930 gam.     

  • D

    13,240 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi ${n_{{C_6}{H_5}OH}} = \,x\,\,mol;\,{n_{{C_2}{H_5}OH}} = \,y\,mol$ → mhỗn hợp X = PT (1)

→ ${n_{{H_2}}} = \,0,05\,mol$ → PT  (2)

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ + 3HBr

Lời giải chi tiết :

Gọi ${n_{{C_6}{H_5}OH}} = \,x\,\,mol;\,\,\,{n_{{C_2}{H_5}OH}}\, = \,y\,\,mol$

→ mhỗn hợp X = 94x + 46y = 6,04   (1)

C6H5OH + Na $\xrightarrow{{}}$ C6H5ONa + $\frac{1}{2}$ H2

   x mol                →                    0,5x mol     

C2H5OH + Na $\xrightarrow{{}}$ C2H5ONa + $\frac{1}{2}$ H2

y mol                         →                   0,5y mol

→ ${n_{{H_2}}} = \,\,\,\frac{{1,12}}{{22,4}}\,\, = \,\,0,05\,mol$ → 0,5x + 0,5y = 0,05  (2)

Từ (1) và (2) → $\left\{ \begin{gathered}0,5x + 0,5y\, = 0,05 \hfill \\94x + 46y = 6,04 \hfill \\ \end{gathered}  \right.\,\,\, \to \,\,\,\left\{ \begin{gathered}x = 0,03 \hfill \\ y = 0,07 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Hỗn hợp X + dung dịch Br2 dư :

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ + 3HBr

   0,03           →            0,03

→ ${m_ \downarrow } = {m_{{C_6}{H_3}B{r_3}O}} = 0,03.331 = 9,93\,\,gam$                  

Câu 45 :

Cho 15,8 gam hỗn hợp gồm CH3OH, C6H5OH tác dụng với dung dịch brom dư, thì làm mất màu vừa hết 48 gam Br2. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thì thể tích CO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là

  • A

    16,80 lít.

  • B

    44,80 lít.

  • C

    22,40 lít.

  • D

    17,92 lít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ + 3HBr

Từ số mol Br2 tính số mol C6H5OH => số mol CH3OH 

+) Bảo toàn nguyên tố C: ${n_{C{O_2}}} = {n_{C{H_3}OH}} + \,6.{n_{{C_6}{H_5}OH}}$

Lời giải chi tiết :

${n_{B{r_2}}} = \,\frac{{48}}{{160}}\, = 0,3\,mol$

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ + 3HBr

0,1 mol ← 0,3 mol

→ ${m_{{C_6}{H_5}OH}} = \,0,1.94 = 9,4\,gam$→ ${m_{C{H_3}OH}} = \,15,8 - 9,4 = 6,4\,gam$ → ${n_{C{H_3}OH}} = \frac{{6,4}}{{32}} = 0,2\,mol$

Bảo toàn nguyên tố C:

→ ${n_{C{O_2}}} = {n_{C{H_3}OH}} + \,6.{n_{{C_6}{H_5}OH}} = 0,2 + 6.0,1 = 0,8\,mol$

→ ${V_{C{O_2}(\,ktc)}} = 0,8.22,4 = 17,92\,$ lít

Câu 46 :

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 3 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 9,90 gam nước. Nếu đun nóng cũng lượng hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là

  • A

    7,40 g                      

  • B

    5,46 g                       

  • C

    4,20 g                       

  • D

    6,45 g                       

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+)  nancol = nH2O – nCO2

+) $\overline C = \frac{{0,3}}{{0,25}}$ = 1,2

+) m3 ancol = $0,25.(14\overline n + {\text{ }}18)$

+)  nnước = $\frac{1}{2}{n_{ancol}}$

+) mancol = mete + mnước

Lời giải chi tiết :

+) Ta có nancol = $\frac{{9,9}}{{18}} - \frac{{6,72}}{{22,4}} = {\text{ }}0,25{\text{ }}mol$

Số nguyên tử $\overline C = \frac{{0,3}}{{0,25}}$ = 1,2 suy ra 3 ancol là no đơn chức ${C_{\bar n}}{H_{2\bar n + 1}}OH$

Nên khối lượng 3 ancol là : m3 ancol = $0,25.(14\overline n + {\text{ }}18) = 0,25{\text{ }}.\left( {14.1,2 + 18} \right) = 8,7{\text{ }}gam$

Mặt khác khi tách nước thì nnước = $\frac{1}{2}{n_{ancol}} = \frac{1}{2}.{\text{ }}0,25 = 0,125{\text{ }}mol$

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có :

mancol = mete + mnước => mete = 8,7 – 0,125 . 18 = 6,45 g

Câu 47 :

Oxi hoá 10 gam ancol mạch hở, đơn chức A bằng CuO (t0) thu được 12,4 gam hỗn hợp gồm xeton, ancol dư và nước. Công thức phân tử của ancol A và hiệu suất phản ứng tương ứng là

  • A

    C4H9OH; 80%.

  • B

    C2H5OH; 69%.

  • C

    C5H11OH; 75%.

  • D

    C3H7OH; 90%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gọi công thức của ancol A là CnH2n+2O có số mol ban đầu là x mol. Gọi nX phản ứng  = a mol

+) Bảo toàn khối lượng : mancol + mCuO = mhỗn hợp sản phẩm + mCu

+) mCuO – mCu = 12,4 – 10 = 2,4 gam → a =$\frac{{{m_{CuO}} - {m_{Cu}}}}{{80 - 64}}$

+) Mancol <$\frac{{10}}{{0,15}}$  = 66,67 → loại đáp án A và C

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức của ancol A là CnH2n+2O có số mol ban đầu là x mol.

Gọi nX phản ứng  = a mol

CnH2n+2O + CuO $\xrightarrow[{}]{}$ CnH2nO + Cu + H2O

   a       →       a         →      a      →     a   →  a      mol

Bảo toàn khối lượng : mancol + mCuO = mhỗn hợp sản phẩm + mCu

→ mCuO – mCu = 12,4 – 10 = 2,4 gam → a = $\frac{{{m_{CuO}} - {m_{Cu}}}}{{80 - 64}} = \frac{{2,4}}{{16}}$ = 0,15 mol

Vì x > a → x > 0,15 → Mancol < $\frac{{10}}{{0,15}}$ = 66,67 → loại đáp án A và C

Vì A tác dụng với CuO sinh ra xeton → loại đáp án B → A là C3H7OH

→ x =$\frac{{10}}{{60}}\,\, = \,\,\frac{1}{6}\,\,mol$  → H =$\frac{a}{x}.100\% $ = 90%

Câu 48 :

Chia 10,4 gam hỗn hợp gồm hai anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:

- Phần một tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 54 gam Ag.

- Phần hai tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp X gồm hai ancol Y và Z (MY < MZ). Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 2,26 gam hỗn hợp ba ete. Biết hiệu suất phản ứng tạo ete của Z bằng 60%. Hiệu suất phản ứng tạo ete của Y bằng

  • A

    30%.

  • B

    60%.

  • C

    40%.

  • D

    50%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) không có HCHO thì nanđehit = nAg / 2 = 0,25 mol => M = 5,2 / 0,25 => Loại

Vậy 2 anđehit là HCHO (x mol) và CH3CHO (y mol) (số mol trong hỗn hợp ban đầu)

Lập hệ ta có:  30x + 44y = 10,4 ; (4x + 2y)/2  = 0,5;

+) hiđro hóa hoàn toàn tạo ra 0,1 mol CH3OH (Y) và 0,05 mol CH3CH2OH (Z)

+) nH2O = ½.∑ nancol

Bảo toàn khối lượng ta có: 32.x + 46.0,03 – 18.(0,03 + x)/2 = 2,26 => x = 0,05

Lời giải chi tiết :

Nếu trong hỗn hợp không có HCHO thì nanđehit = nAg / 2 = 0,25 mol => M = 5,2 / 0,25 = 20,8 => Loại

Vậy 2 anđehit là HCHO (x mol) và CH3CHO (y mol) (số mol trong hỗn hợp ban đầu)

Lập hệ ta có:  30x + 44y = 10,4 ; (4x + 2y)/2  = 0,5;

=> x = 0,2 ; y = 0,1 mol

Vậy phần 2 có 0,1 mol HCHO ; 0,05 mol CH3CHO

=> hiđro hóa hoàn toàn tạo ra 0,1 mol CH3OH (Y) và 0,05 mol CH3CH2OH (Z)

=> nCH3CH2OH phản ứng = 0,05.60% = 0,03 mol

Gọi nCH3OH = x mol

nH2O = ½.∑ nancol

Bảo toàn khối lượng ta có: 32.x + 46.0,03 – 18.(0,03 + x)/2 = 2,26 => x = 0,05

H = 0,05/0,1 .100% = 50% 

Câu 49 :

Chia hỗn hợp gồm hai rượu  đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:

- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.

- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 1400C tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).

Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là:

  • A

    30% và 30%

  • B

    25% và 35%

  • C

    40% và 20%

  • D

    20% và 40%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) nH2O > nCO2 → rượu no, đơn → n rượu = 0,35 – 0,25 = 0,1

+) C trung bình = nCO2 / nrượu 

+) số mol rượu = 2 lần số mol ete

+ Giả sử chỉ C2H5OH tạo ete → m ete thu được = 0,015(2.46 - 18) = 1,11g

+ Giả sử chỉ C3H7OH tạo ete → m ete thu được = 0,015(2.60 – 18) = 1,53

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,25 ; nH2O = 0,35 ; nN2 = 0,015 = nete

Ta thấy   nH2O > nCO2 → rượu no, đơn →nrượu = 0,35 – 0,25 = 0,1

→ C trung bình = nCO2 / nrượu =0,25/0,2 = 2,5

Vì 2 rượu liên tiếp → số mol 2 rượu bằng nhau và = 0,1/2 = 0,05

Trong pứ ete hóa thì số mol rượu = 2 lần số mol ete → số mol rượu tham gia pứ ete hóa = 0,015.2 = 0,03 → vậy tổng hiệu suất tạo ete của 2 rượu = 0,03/0,05 .100% = 60%

+ Giả sử chỉ C2H5OH tạo ete → mete thu được = 0,015.(2.46 - 18) = 1,11 gam

+ Giả sử chỉ C3H7OH tạo ete → mete thu được = 0,015.(2.60 – 18) = 1,53

Dựa vào khối lượng ete thu được thực tế và giả sử, áp dung quy tắc đường chéo tính được tỉ lệ C2H5OH/C3H7OH = 2/1 → hiệu suất tạo ete lần lượt của 2 rượu = 40% và 20%

Câu 50 :

Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (H = 80%) thì số gam este thu được là

  • A

    22,80.

  • B

    34,20.

  • C

    34,20.

  • D

    18,24.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) số C trung bình = 3 và số H trung bình = 5,6

X là C3H8O; Y là C3H4O2 hoặc C3H2O2

Vì nY > nX => số H trung bình gần Y hơn (Nếu Y là C3H4O2 thì < 6 còn nếu Y là C3H2O2 thì < 5)

=> X là C3H8O (a mol) và Y là C3H4O2 (b mol)

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 1,5 mol; nH2O = 1,4 mol

=> số C trung bình = 3 và số H trung bình = 5,6

X là C3H8O; Y là C3H4O2 hoặc C3H2O2

Vì nY > nX => số H trung bình gần Y hơn (Nếu Y là C3H4O2 thì < 6 còn nếu Y là C3H2O2 thì < 5)

=> X là C3H8O (a mol) và Y là C3H4O2 (b mol)

Bảo toàn C: nCO2 = 3a + 3b = 1,5

Bảo toàn H: nH2O = 4a + 2b = 1,4 

=> a = 0,2;  b = 0,3

C3H7OH + CH2=CH-COOH $\overset{{}}{\leftrightarrows}$ CH2=CH-COO-C3H7

=> n CH2=CH-COO-C3H7 = 0,2.80% = 0,16 mol

=> m = 18,24 gam

close