Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 11 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Để pha loãng H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây?

  • A
     Rót từ từ nước vào axit H2SO4 đặc.
  • B
     Đổ nhanh nước vào axit đặc, khuấy đều.
  • C
     Rót từ từ axit H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.
  • D
     Đổ nhanh H2SO4 đặc vào nước.
Câu 2 :

Trong nhân hạt nhân nguyên tử gồm các hạt cơ bản là:

  • A
    electron và nơtron                                                         
  • B
     electron và  proton                          
  • C
    nơtron  và proton                                                          
  • D
    electron, proton và số nơtron
Câu 3 :

Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

  • A
     Sát trùng nước sinh hoạt.
  • B
     Chữa sâu răng.
  • C
     Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
  • D
     Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 4 :

Nguyên tố A có số proton bằng 13. Vậy số electron của nguyên tố A là

  • A
    11                               
  • B
    12                                    
  • C
    13                                     
  • D
    21
Câu 5 :

Dung dịch nào sau đây được dùng làm thuốc thử để phân biệt được khí O2 và O3 bằng phương pháp hóa học?

  • A
     NaOH
  • B
     CuSO4
  • C
     KI + hồ tinh bột
  • D
     H2SO4
Câu 6 :

Nguyên tố Z thuộc chu kì 4, nhóm VIIA, cấu hình electron của Z là

  • A
    1s22s22p63s23p5                                                            
  • B
    1s22s22p63s23p64s1
  • C
    1s22s22p63s23p64s24p6                                                  
  • D
    1s22s22p63s23p63d104s24p5
Câu 7 :

Cho các phân tử sau đây: MgCl2, CaCl2, AlCl3, HCl. Số phân tử có liên kết cộng hóa trị là:

  • A
    1                                       
  • B
    2                                         
  • C
    3                                  
  • D
    4
Câu 8 :

X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng 1 chu kì nhỏ và ở 2 nhóm liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của X và Y là 25. X và Y là:

  • A
    Na và Mg                        
  • B
    Mg và Ca                    
  • C
    Mg và Al                      
  • D
    Na và K
Câu 9 :

Có 3 ống nghiệm đựng các khí SO2, O2, CO2. Dùng phương pháp thực nghiệm nào sau đây để nhận biết các chất trên?

  • A
     Cho từng khí lội qua dung dịch H2S, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.
  • B
     Cho từng khí lội qua dung dịch Ca(OH)2 dư, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.
  • C
     Cho hoa hồng vào các khí, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.
  • D
     A và C đúng.
Câu 10 :

Trong các phản ứng sau đây, hãy chỉ ra phản ứng không đúng:

  • A
     2H2S + 3O2 → 2SO+ 2H2O
  • B
     H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3
  • C
     H2S + 4Cl+ 4H2O → H2SO4 + 8HCl
  • D
     H2S + 2NaCl → Na2S + 2HCl
Câu 11 :

Nhận xét nào sau đây không đúng?

  • A
     Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.
  • B
     Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa - khử.
  • C
     Oxi phản ứng trực tiếp với hầu hết các kim loại.
  • D
     Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hóa học mạnh, có tính oxi hóa mạnh.
Câu 12 :

Đốt cháy hoàn toàn 13 gam bột một kim loại hóa trị II trong oxi dư thu được chất rắn X có khối lượng 16,2 gam. Kim loại đó là

  • A
     Zn.
  • B
     Ca.
  • C
     Cu.
  • D
     Mg.
Câu 13 :

Số mol Cl2 giải phóng ra trong phản ứng nào sau đây là nhỏ nhất khi số mol các chất oxi hóa trông mỗi phản ứng là bằng nhau và HCl đặc dùng dư?

  • A
    MnO2 + HCl →                
  • B
    KMnO4 + HCl →        
  • C
    K2Cr2O7 + HCl →    
  • D
    KClO3 + HCl →
Câu 14 :

Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

  • A
     1,79.
  • B
     5,60.
  • C
     4,48.
  • D
     2,24.
Câu 15 :

X, Y,Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng hệ thống tuần hoàn. Biết oxit của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím. Y phản ứng với nước làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Nếu xếp theo trật tự tăng dần số hiệu nguyên tử thì trật tự đúng sẽ là:

  • A
    X,Y,Z                            
  • B
    Y, Z, X                          
  • C
    X, Z, Y                       
  • D
    Z, Y, X
Câu 16 :

Cho 45 gam hỗn hợp gồm Zn và Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng muối sinh ra là

  • A
     70,1 gam.
  • B
     85,8 gam.
  • C
     112,2 gam.
  • D
     160,3 gam.
Câu 17 :

Hấp thụ hết 3,36 lít khí SO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 2M cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

  • A
     18,9 gam.
  • B
     22,9 gam.
  • C
     16,8 gam.
  • D
     22,3 gam.
Câu 18 :

Đun nóng hỗn hợp 4,2 gam bột Fe và 1,2 gam bột S trong điều kiện không có oxi, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Cho toàn bộ Y vào 200 ml dung dịch HCl vừa đủ thu được một hỗn hợp khí bay ra. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là

  • A
     0,75M.
  • B
     0,50M.
  • C
     0,25M.
  • D
     0,15M.
Câu 19 :

Cho 10,3 gam hỗn hợp Cu, Al, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc) và 2 gam chất rắn không tan. Vậy % theo khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

  • A
     26%, 54%, 20%
  • B
     20%, 55%, 25%
  • C
     19,6%, 50%, 30,4%
  • D
     19,4%, 26,2%, 54,4%
Câu 20 :

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (chỉ có hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc), 5,76 gam S (không có sản phẩm khử nào khác) và dung dịch X có chứa 105,6 gam muối Fe2(SO4)3, MSO4. Mặt khác nếu như hòa tan hết m gam X ban đầu với dung dịch HCl dư thu được 16,128 lít khí H2. Kim loại M là

  • A
     Mg.
  • B
     Cu.
  • C
     Zn.
  • D
     Al.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Để pha loãng H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây?

  • A
     Rót từ từ nước vào axit H2SO4 đặc.
  • B
     Đổ nhanh nước vào axit đặc, khuấy đều.
  • C
     Rót từ từ axit H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.
  • D
     Đổ nhanh H2SO4 đặc vào nước.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của H2SOđặc.

Lời giải chi tiết :

Để pha loãng H2SO4 đặc ta cần rót từ từ axit H2SO4 đặc vào nước và khuấy đều.

Câu 2 :

Trong nhân hạt nhân nguyên tử gồm các hạt cơ bản là:

  • A
    electron và nơtron                                                         
  • B
     electron và  proton                          
  • C
    nơtron  và proton                                                          
  • D
    electron, proton và số nơtron

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong hạt nhân gồm nơtron  và proton        

Câu 3 :

Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

  • A
     Sát trùng nước sinh hoạt.
  • B
     Chữa sâu răng.
  • C
     Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
  • D
     Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của ozon.

Lời giải chi tiết :

Người ta không dùng ozon để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Câu 4 :

Nguyên tố A có số proton bằng 13. Vậy số electron của nguyên tố A là

  • A
    11                               
  • B
    12                                    
  • C
    13                                     
  • D
    21

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Số proton = số electron = số hiệu nguyên tử

Lời giải chi tiết :

A có 13 proton nên số e là 13

Câu 5 :

Dung dịch nào sau đây được dùng làm thuốc thử để phân biệt được khí O2 và O3 bằng phương pháp hóa học?

  • A
     NaOH
  • B
     CuSO4
  • C
     KI + hồ tinh bột
  • D
     H2SO4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

O3 có tính oxi hóa manh hơn O2, xem lại tính chất hóa học của Ođể chọn phản ứng có hiện tượng thích hợp nhằm nhận biết 2 chất này.

Lời giải chi tiết :

Người ta dùng KI + hồ tinh bột để nhận biết 2 chất này.

Vì ozon có phản ứng: O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2. Lúc này I2 sinh ra làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh tím.

Khí oxi không có phản ứng này nên không có hiện tượng.

Câu 6 :

Nguyên tố Z thuộc chu kì 4, nhóm VIIA, cấu hình electron của Z là

  • A
    1s22s22p63s23p5                                                            
  • B
    1s22s22p63s23p64s1
  • C
    1s22s22p63s23p64s24p6                                                  
  • D
    1s22s22p63s23p63d104s24p5

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chu kì 4: có 4 lớp electron

Nhóm VIIA: Có 7 electron ở lớp ngoài cùng

Lời giải chi tiết :

Chu kì 4: có 4 lớp electron

Nhóm VIIA: Có 7 electron ở lớp ngoài cùng

Cấu hình electron của Z là1s22s22p63s23p63d104s24p5

Câu 7 :

Cho các phân tử sau đây: MgCl2, CaCl2, AlCl3, HCl. Số phân tử có liên kết cộng hóa trị là:

  • A
    1                                       
  • B
    2                                         
  • C
    3                                  
  • D
    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phân tử có liên kết cộng hóa trị là AlCl3, HCl.

Câu 8 :

X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng 1 chu kì nhỏ và ở 2 nhóm liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của X và Y là 25. X và Y là:

  • A
    Na và Mg                        
  • B
    Mg và Ca                    
  • C
    Mg và Al                      
  • D
    Na và K

Đáp án : C

Phương pháp giải :

X và Y hơn kém nhau 1 proton

Lời giải chi tiết :

X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng 1 chu kì nhỏ và ở 2 nhóm liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn nên số hiệu nguyên tử hơn kém nhau 1

Giả sử p< pY

Ta có: p+ p= 25 và p- p= 1  nên p= 12 và p= 13

X và Y là Mg và Al

Câu 9 :

Có 3 ống nghiệm đựng các khí SO2, O2, CO2. Dùng phương pháp thực nghiệm nào sau đây để nhận biết các chất trên?

  • A
     Cho từng khí lội qua dung dịch H2S, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.
  • B
     Cho từng khí lội qua dung dịch Ca(OH)2 dư, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.
  • C
     Cho hoa hồng vào các khí, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.
  • D
     A và C đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học khác nhau của các chất để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Dùng phương pháp ở A và C đều có thể nhận biết được các khí trong hỗn hợp trên:

- Phương án A:

Cho từng khí lội qua dung dịch H2S nếu khí nào làm xuất hiện kết tủa vàng thì đó là khí SO2. Còn lại không có hiện tượng gì là CO2 và O2. Dùng đầu que đóm còn tàn đỏ cho vào 2 khí trên, khí làm tàn đóm đỏ bùng cháy là O2. Không có hiện tượng là CO2.

- Phương án C:

Cho hoa hồng vào các khí, khí làm mất màu cánh hoa là SO2. Còn lại không có hiện tượng gì là CO2 và O2. Dùng đầu que đóm còn tàn đỏ cho vào 2 khí trên, khí làm tàn đóm đỏ bùng cháy là O2. Không có hiện tượng là CO2.

Câu 10 :

Trong các phản ứng sau đây, hãy chỉ ra phản ứng không đúng:

  • A
     2H2S + 3O2 → 2SO+ 2H2O
  • B
     H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3
  • C
     H2S + 4Cl+ 4H2O → H2SO4 + 8HCl
  • D
     H2S + 2NaCl → Na2S + 2HCl

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của H2S.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng không đúng: H2S + 2NaCl → Na2S + 2HCl vì sinh ra HCl mạnh hơn axit H2S. Phản ứng này không xảy ra.

Câu 11 :

Nhận xét nào sau đây không đúng?

  • A
     Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.
  • B
     Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa - khử.
  • C
     Oxi phản ứng trực tiếp với hầu hết các kim loại.
  • D
     Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hóa học mạnh, có tính oxi hóa mạnh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của oxi.

Lời giải chi tiết :

A sai, do oxi phản ứng với hầu hết phi kim (trừ halogen).

B đúng, vì khi đó oxi từ dạng đơn chất O2 (số oxi hóa 0) biến đổi thành hợp chất chứa O (số oxi hóa khác 0).

C đúng, O2 phản ứng hầu hết kim loại (trừ Au, Pt).

D đúng.

Câu 12 :

Đốt cháy hoàn toàn 13 gam bột một kim loại hóa trị II trong oxi dư thu được chất rắn X có khối lượng 16,2 gam. Kim loại đó là

  • A
     Zn.
  • B
     Ca.
  • C
     Cu.
  • D
     Mg.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

PTHH: 2M + O2 \(\mathop  \to \limits^{{t^o}} \) 2MO

Theo PTHH: nM = nMO ⟹ phương trình ẩn M ⟹ giải tìm được M ⟹ kim loại.

Lời giải chi tiết :

Gọi kim loại cần tìm là M.

PTHH: 2M + O2 \(\mathop  \to \limits^{{t^o}} \) 2MO

Theo PTHH: nM = nMO ⟹ \(\frac{{13}}{M} = \frac{{16,2}}{{M + 16}}\) ⟹ M = 65.

Vậy kim loại là kẽm (Zn).

Câu 13 :

Số mol Cl2 giải phóng ra trong phản ứng nào sau đây là nhỏ nhất khi số mol các chất oxi hóa trông mỗi phản ứng là bằng nhau và HCl đặc dùng dư?

  • A
    MnO2 + HCl →                
  • B
    KMnO4 + HCl →        
  • C
    K2Cr2O7 + HCl →    
  • D
    KClO3 + HCl →

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A. MnO2 + 4HCl →   MnCl2 + Cl2 + 2H2O                                                                

B. 2KMnO4 + 16HCl →   2KCl + MnCl2 +5 Cl2 + H2O                                    

C. K2Cr2O7 + 14HCl →  2KCl + 2CrCl3 +7 H2O + 3Cl2                                                             

D. KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O

Số mol Cl2 tạo ra ít nhất ở phản ứng A

Câu 14 :

Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

  • A
     1,79.
  • B
     5,60.
  • C
     4,48.
  • D
     2,24.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết phương trình hóa học xảy ra và dùng định luật bảo toàn khối lượng.

Lời giải chi tiết :

Na2CO+ 2HCl → 2NaCl + CO+ H2O

CaCO+ 2HCl → CaCl+ CO+ H2O

Đặt nCO2 = x mol. Khi đó nH2O = x mol; nHCl = 2x mol.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mmuối cacbonat + mHCl = mmuối clorua + mCO2 + mH2O

⟹ 20,6 + 2x.36,5 = 22,8 + 44x + 18x.

⟹ x = 0,2.

⟹ VCO2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít.

Câu 15 :

X, Y,Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng hệ thống tuần hoàn. Biết oxit của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím. Y phản ứng với nước làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Nếu xếp theo trật tự tăng dần số hiệu nguyên tử thì trật tự đúng sẽ là:

  • A
    X,Y,Z                            
  • B
    Y, Z, X                          
  • C
    X, Z, Y                       
  • D
    Z, Y, X

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :
:

X là phi kim vì oxit của X tan trong nước tạo axit

Y phản ứng với nước làm xanh quỳ nên Y là bazơ

Z phản ứng với cả axit và kiềm nên Z là kim loại có oxit lưỡng tính như Al

Vì theo chiều tăng ĐTHN thì tính axit tăng dần nên sắp xếp trật tự là Y, Z, X

Câu 16 :

Cho 45 gam hỗn hợp gồm Zn và Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng muối sinh ra là

  • A
     70,1 gam.
  • B
     85,8 gam.
  • C
     112,2 gam.
  • D
     160,3 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cách 1: Tính theo PTHH

Phản ứng của Zn và Cu với H2SO4 đặc nóng đều có dạng:

M + 2H2SO4 → MSO4 + SO2 +  2H2O

Từ số mol khí SO2 suy ra số mol H2SO4, H2O

BTKL: mKL + mH2SO4 = mmuối + mSO2 + mH2O ⟹ mmuối

Cách 2: Sử dụng công thức tính nhanh: nSO42-(muối) = ½ ne

Ta có: nSO42-(muối) = ½ ne = nSO2

⟹ mmuối = mKL + mSO42-

Lời giải chi tiết :

Ta có: nSO2 = 0,7 mol

Cách 1: Tính theo PTHH

Phản ứng của Zn và Cu với H2SO4 đặc nóng đều có dạng:

M + 2H2SO4 → MSO4 + SO2 +  2H2O

           1,4 ←                    0,7 →   1,4  (mol)

BTKL: mKL + mH2SO4 = mmuối + mSO2 + mH2O

⇔ 45 + 1,4.98 = mmuối + 0,7.64 + 1,4.18

⇔ mmuối = 112,2 gam

Cách 2: Sử dụng công thức tính nhanh: nSO42-(muối) = ½ ne

Ta có: nSO42-(muối) = ½ ne = nSO2 = 0,7 mol

⟹ mmuối = mKL + mSO42- = 45 + 0,7.96 = 112,2 gam

Câu 17 :

Hấp thụ hết 3,36 lít khí SO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 2M cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

  • A
     18,9 gam.
  • B
     22,9 gam.
  • C
     16,8 gam.
  • D
     22,3 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

*Cho SO2 tác dụng với NaOH (làm tương tự với KOH):

(1) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

(2) SO2 + NaOH → NaHSO3

Lập tỉ lệ (*) = nNaOH/nSO2

+ (*) ≥ 2 thì SO2 hết, NaOH dư hoặc vừa đủ ⟹ tạo muối Na2SO3

PTHH: SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

+ (*) ≤ 1 thì NaOH hết, SO2 dư hoặc vừa đủ ⟹ phản ứng tạo muối NaHSO3

PTHH: SO2 + NaOH → NaHSO3

+ 1 < (*) < 2 thì tạo 2 muối Na2SO3 và NaHSO3

PTHH:

(1) SO2 + 2NaOH → Na2SO+ H2O

(2) SO2 + NaOH → NaHSO3

Lời giải chi tiết :

nSO2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol)

nNaOH = 0,2.2 = 0,4 (mol) (1)

⟹ (*) = 0,4 : 0,15 = 2,67 > 2

⟹ Sau phản ứng sinh ra Na2SO3 và NaOH dư

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

0,15 →  0,3 →        0,15             (mol)

Chất rắn sau khi cô cạn gồm Na2SO3 (0,15 mol) và NaOH dư (0,4 - 0,3 = 0,1 mol)

⟹ mchất rắn = 0,15.126 + 0,1.40 = 22,9 gam.

Câu 18 :

Đun nóng hỗn hợp 4,2 gam bột Fe và 1,2 gam bột S trong điều kiện không có oxi, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Cho toàn bộ Y vào 200 ml dung dịch HCl vừa đủ thu được một hỗn hợp khí bay ra. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là

  • A
     0,75M.
  • B
     0,50M.
  • C
     0,25M.
  • D
     0,15M.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết và tính theo PTHH:

Fe + S \(\mathop  \to \limits^{{t^o}} \) FeS

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

Lời giải chi tiết :

Theo đề bài, sau phản ứng có hỗn hợp khí sinh ra ⟹ Y gồm FeS và Fe dư.

PTHH:

Fe + S \(\mathop  \to \limits^{{t^o}} \) FeS

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

⟹ nHCl = 2nFe ban đầu = 2.(4,2/56) = 0,15 (mol)

⟹ Vdd HCl = 0,15 : 0,2 = 0,75M.

Câu 19 :

Cho 10,3 gam hỗn hợp Cu, Al, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc) và 2 gam chất rắn không tan. Vậy % theo khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

  • A
     26%, 54%, 20%
  • B
     20%, 55%, 25%
  • C
     19,6%, 50%, 30,4%
  • D
     19,4%, 26,2%, 54,4%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chất rắn không tan là Cu. Lập hệ phương trình tìm số mol Al, Fe trong hỗn hợp.

Từ đó tính được% theo khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu.

Lời giải chi tiết :

Chất rắn không tan là Cu. Vậy mCu = 2 gam

Đặt nAl = x mol; nFe = y mol ta có 27x + 56y = 10,3-2 = 8,3 gam

Fe + 2HCl → FeCl+ H2

Al + 3HCl → AlCl+ 3/2 H2

Ta có nH2 = 1,5x + y = 0,25 mol

Giải hệ có x = 0,1 và y = 0,1

Ta có mAl = 2,7 gam và mFe = 5,6 gam

Từ đó tính được  %mCu = 19,4%; %mAl = 26,2 % và %mFe = 54,4%;

Câu 20 :

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (chỉ có hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc), 5,76 gam S (không có sản phẩm khử nào khác) và dung dịch X có chứa 105,6 gam muối Fe2(SO4)3, MSO4. Mặt khác nếu như hòa tan hết m gam X ban đầu với dung dịch HCl dư thu được 16,128 lít khí H2. Kim loại M là

  • A
     Mg.
  • B
     Cu.
  • C
     Zn.
  • D
     Al.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Áp dụng bảo toàn electron cho từng thí nghiệm tính được số mol mỗi kim loại.

- Lập phương trình về khối lượng muối ở thí nghiệm 1 tính được khối lượng mol của M.

Lời giải chi tiết :

Đặt nFe = a mol và nM = b mol

*TN1: Tác dụng với H2SO4 đặc nóng

nSO2(đktc) = 0,3 (mol); nS = 0,18 (mol)

Quá trình trao đổi e:

Fe0 → Fe+3 + 3e                                  S+6 + 2e → S+4

M0 → M+2 + 2e                                   S+6 + 6e → S0

Áp dụng bảo toàn e: 3nFe + 2nM = 2nSO2 + 6nS

⟹ 3a + 2b = 2.0,3 + 6.0,18 = 1,68 (1)

*TN2: Tác dụng với HCl dư (do hòa tan hết hỗn hợp nên kim loại M cũng phản ứng với dd HCl)

nH2 = 0,72 mol

Quá trình trao đổi e:

Fe0 → Fe+2 + 2e                                  2H+ + 2e → H2

M0 → M+2 + 2e

Áp dụng bảo toàn e: 2nFe + 2nM = 2nH2

⟹ 2a + 2b = 2.0,72 ⇔ a + b = 0,72 (2)

Giải (1) (2) được a = 0,24 và b = 0,48

Xét TN1:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{F{\rm{e}}:0,24}\\{M:0,48}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{F{{\rm{e}}_2}{{\left( {S{O_4}} \right)}_3}:0,12}\\{M{\rm{S}}{O_4}:0,48}\end{array}} \right.\)

⟹ mmuối = 0,12.400 + 0,48.(M + 96) = 105,6

⟹ M = 24 (Mg).

close