Đề bài

Cho tam giác đều $ABC$ cạnh bằng $a$ , các đường cao là $BM$ và $CN$ . Gọi $D$ là trung điểm cạnh $BC$ .

Gọi $G$ là giao điểm của $BM$ và $CN$ . Xác định vị trí tương đối của điểm $G$ và điểm $A$ với đường tròn tìm được ở ý trước.

  • A.

    Điểm $G$ nằm ngoài đường tròn; điểm $A$ nằm trong đường tròn

  • B.

    Điểm $G$ nằm trong  đường tròn; điểm $A$ nằm ngoài đường tròn

  • C.

    Điểm $G$ và $A$ cùng nằm trên đường tròn

  • D.

    Điểm $G$ và $A$ cùng nằm ngoài  đường tròn

Đáp án : B

Phương pháp giải

Sử dụng vị trí tương đối  giữa điểm và đường tròn.

Cho điểm $M$  và đường tròn $\left( {O;R} \right)$ ta so sánh khoảng cách $OM$ với bán kính $R$ để xác định vị trí tương đối theo bảng sau:

Vị trí tương đối

Hệ thức

M nằm trên đường tròn $\left( O \right)$

\(OM = R\)

M nằm trong đường tròn $\left( O \right)$

\(OM < R\)

M nằm ngoài đường tròn $\left( O \right)$

\(OM > R\)

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Từ câu trước ta xác định vị trí tương đối của  điểm $G$ với đường tròn tâm $D$ bán kính $\dfrac{{BC}}{2}$.

Gọi cạnh của tam giác đều $ABC$ là $a$.$\left( {a > 0} \right)$

Ta có $G$ là trực tâm $\Delta ABC$ nên $G$ cũng là trọng tâm $\Delta ABC$ suy ra $GD = \dfrac{1}{3}AG$.

$D$ là trung điểm $BC \Rightarrow AD \bot BD$; $DC = \dfrac{{BC}}{2} = \dfrac{a}{2}$

Theo định lý Pytago cho tam giác vuông $ADC$ ta có $AD = \sqrt {A{C^2} - D{C^2}}  = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}$$ \Rightarrow GD = \dfrac{1}{3}.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{6}$

Nhận thấy $GD = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{6} < \dfrac{a}{2} = \dfrac{{BC}}{2}$ nên điểm $G$ nằm trong đường tròn tâm $D$ bán kính $\dfrac{{BC}}{2}$.

Và $AD = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} > \dfrac{a}{2} = \dfrac{{BC}}{2}$ nên điểm $A$ nằm ngoài đường tròn tâm $D$ bán kính $\dfrac{{BC}}{2}$.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Số tâm đối xứng của đường tròn là:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về trục đối xứng của đường tròn

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho đường tròn $\left( {O;R} \right)$ và điểm $M$ bất kỳ, biết rằng $OM = R$. Chọn khẳng định đúng?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Xác định tâm và bán kính của đường tròn đi qua cả bốn đỉnh của hình vuông $ABCD$ cạnh $a.$

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho tam giác $ABC$ có các đường cao $BD,CE$ . Biết rằng bốn điểm $B,E,D,C$ cùng nằm trên một đường tròn. Chỉ rõ tâm và bán kính của đường tròn đó.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trên mặt phẳng tọa độ $Oxy$, xác định vị trí tương đối của điểm $A\left( { - 1; - 1} \right)$ và đường tròn tâm là gốc tọa độ $O$, bán kính $R = 2\,$.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ , có$AB = 15cm;AC = 20cm$. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC.$

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho hình chữ nhật $ABCD$ có$AB = 12cm,BC = 5cm$ .Tính bán kính đường tròn đi qua bốn đỉnh $A,B,C,D$.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho hình vuông $ABCD$. Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm của $AB,BC$ . Gọi $E$ là giao điểm của $CM$ và $DN$. Tâm của đường tròn đi qua bốn điểm $A,D,E,M$ là

Xem lời giải >>